5. Cấu trúc luận văn
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI
- Đối với Việt Nam
+ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần hoàn thiện chính sách thu hút FDI theo hƣớng tự do hóa, mở rộng địa bàn cũng nhƣ các lĩnh vực cho phép FDI hoạt động, nhƣ kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan.
+ Cần ban hành các chính sách thu hút FDI phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, đặc biệt phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia với tƣ cách thành viên (ASEAN, WTO, …)
+ Cần học tập kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc sử dụng những chính sách ƣu đãi, đặc biệt là ƣu đãi về thuế để khuyến khích các nhà ĐTNN tăng cƣờng đầu tƣ vào các lĩnh vực và địa bàn theo định hƣớng phát triển của Việt Nam (Đầu tƣ vào sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tƣ vào các địa bàn còn có nhiều khó khăn, đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ vào các ngành công nghệ tiên tiến,…)
+ Thực hiện cải cách bộ máy quản lý cũng nhƣ phƣơng thức làm việc ở các lĩnh vực hải quan, ngân hàng, tài chính, tiền tệ và khu vực hành chính
+ Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, sản phẩm trên cơ sở đó có chính sách thu hút FDI phù hợp.
+ Nghiên cứu, ban hành các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cho các lĩnh vực ƣu tiên; tăng cƣờng công tác phối hợp đồng bộ các chính sách đất đai - đầu tƣ - tài chính- tín dụng để khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài.
+ Bổ sung chính sách khuyến khích đầu tƣ và đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ.
+ Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng đồng thời ƣu tiên thu hút vốn đầu tƣ vào lĩnh vực này, đặc biệt ƣu tiên các dự án cấp - thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, đƣờng cao tốc, đƣờng vành đai và đƣờng sắt nội đô.
+ Đơn giản và công khai hóa các quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tƣ nƣớc ngoài. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa bàn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chính sách thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội (gồm 29 quận, huyện, thị xã).
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp: đƣợc thu thập từ các nguồn thông tin đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc các cấp, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc về chính sách thu hút FDI nói chung, tại Việt Nam và tại Hà Nội nói riêng.
Cụ thể, luận văn đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau : + Báo cáo đầu tƣ thế giới của UNCTAD
+ Báo cáo của WB, IMF, VCCI
+ Số liệu thống kê của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ KH và ĐT + Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê Hà Nội
+ Các sách chuyên khảo bàn về FDI nói chung, chính sách thu hút FDI tại một số nƣớc trên thế giới.
+ Các báo cáo của Sở KH và ĐT Hà Nội
+ Tài liệu từ các trang Web trên Internet, các công trình nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan đên đề tài.
Số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các nguồn chính thức, đảm bảo độ tin cậy.
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung phù hợp với việc nghiên cứu về chính sách thu hút FDI tại địa bàn
nghiên cứu. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính Excel.
+ Tài liệu thứ cấp: đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: i) tài liệu về lý luận; ii) tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung; iii) tài liệu của các sở, ban, ngành và các quận, huyện.
2.2.3 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính:
Nhằm làm rõ thực trạng chính sách thu hút FDI của thành phố Hà Nội, làm rõ những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế của các chính sách này để trên cơ sở đó có những giải pháp và đề xuất kiến nghị phù hợp.
- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp thống kê kinh tế (thống kê mô tả): thu thập thông tin và trình bày có hệ thống các số liệu nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng thu hút vốn FDI ở Thành phố Hà Nội. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với phƣơng pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác, cụ thể, qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, động thái phát triển của FDI,... đƣa ra đánh giá về những kết quả, thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại trong chính sách thu hút FDI của thành phố Hà Nội…và những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp phù hợp, có căn cứ khoa học.
+ Bên cạnh đó, sử dụng phƣơng pháp thống kê suy diễn để lập luận, giải thích và làm rõ các nhân tố tác động tới việc thu hút vốn FDI trên địa bàn nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp so sánh: so sánh kết quả thu hút FDI qua các thời kỳ, giữa các đối tác, giữa các vùng, so sánh thay đổi, điều chỉnh chính sách thu
hút FDI qua các thời kỳ, so sánh chính sách thu hút FDI của các nƣớc, các thành phố lựa chọn nghiên cứu,…
+ Phƣơng pháp phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của môi trƣờng chính sách thu hút đầu tƣ của thành phố Hà Nội trong bối cảnh chung của đất nƣớc, khu vực và thế giới.
- Trong quá trình thực hiện, luận văn có kế thừa kết quả nghiên của các công trình nghiên cứu trƣớc đó.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến chính sách thu hút FDI của Thành phố Hà Nội sách thu hút FDI của Thành phố Hà Nội
3.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng tới 2030
- Vị trí địa lý:
Hà Nội - thủ đô của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trái tim của cả nƣớc, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở, cơ quan
Trung ƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của cả nƣớc.
Hà Nội có diện tích là 3.324,92 km2
(chiếm 1% diện tích toàn quốc và nằm trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới tƣơng đƣơng với Paris, London, Tokyo, Bắc Kinh) với 12 quận, 01 thị xã (Sơn Tây) và 17 huyện; trong đó gồm 577 đơn vị hành chính cấp xã (401 xã, 154 phƣờng và 22 thị trấn).
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.
- Địa hình:
Hà Nội có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi, địa hình đồng bằng chiếm khoảng ¾ diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Hà Nội nằm cạnh 2 con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngƣu, Bùi. Hà Nội có nguồn nƣớc ngầm với trữ lƣợng lớn có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, mở rộng các dự án đầu tƣ.
- Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu của Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, mƣa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Hà Nội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch nhờ vào các yếu tố vị trí, địa
lý, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc và đặc biệt là tài nguyên du lịch nhất là khi diện tích của Hà Nội đƣợc mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, với dân số hơn 7.2 triệu ngƣời.
3.1.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế- xã hội
- Yếu tố kinh tế:
Hà Nội là địa phƣơng có quy mô kinh tế lớn thứ hai trong cả nƣớc với
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2014 đạt 321 691 tỷ đồng tăng 8,8% so năm 2013.
Dịch vụ: là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lƣợng cao nhƣ tín dụng-ngân hàng, vận tải, bƣu chính- viễn thông, y tế, giáo dục,…đƣợc chú trọng phát triển, có mức tăng trƣởng cao.
Về kim ngạch xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp và chế biến, giảm dần xuất khẩu nguyên liệu thô, các mặt hàng có giá trị tăng thêm nội địa thấp. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt 11 071 triệu USD, trong đó xuất khẩu của khu vực FDI là 5 360 triệu USD (48,4%). Ba thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Hà Nội là Mỹ (13,2% tổng kim ngạch), Nhật Bản (12,8%), Trung Quốc (12,2%)
Ngành công nghiệp –xây dựng: Công nghiệp đƣơc phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao nhƣ: điện tử-tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế và thƣơng hiệu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Nội (Cơ khí chế tạo, Điện - Điện tử, Dệt may - Da giầy, Chế biến thực phẩm) đƣợc ƣu tiên và có tốc độ tăng trƣởng cao.
Nông nghiệp: cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế thành phố dịch chuyển mạnh theo hƣớng Dịch vụ-Công nghiệp, xây dựng-Nông, lâm nghiệp, thủy sản với tỷ trọng đóng góp tƣơng ứng vào GDP năm 2014 là 54%, 41,5% và 4,5%. Tổng vốn đầu tƣ phát triển đạt 313.214 tỷ đồng trong đó vốn nhà nƣớc là 80 418 tỷ (25,6%), vốn ngoài nhà nƣớc 208.687 tỷ (66,6%), vốn FDI 24.109 tỷ (7,8%) [55].
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đã đƣợc đầu tƣ phát triển và đạt đƣợc một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của ngƣời dân.
+ Hạ tầng giao thông:Hệ thống giao thông của Hà Nội phát triển khá đồng bộ bao gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của vùng Bắc Bộ cũng nhƣ của cả nƣớc.
Hệ thống đƣờng bộ: Sau khi sát nhập địa giới hành chính, Hà Nội có khoảng 3.974 km đƣờng giao thông với các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lƣơng Yên, Mỹ Đình,… tỏa đi khắp mọi miền trên toàn quốc.
Hệ thống đƣờng sắt: Hệ thống đƣờng sắt trên địa bàn thành phố có chiều dài 90 km,với 6 tuyến đƣờng sắt quốc gia và 2 tuyến đƣờng sắt quốc tế.
Hệ thống đƣờng thủy nội địa: Hà Nội có hệ thống sông quy mô lớn nhỏ khác nhau với các tuyến sông do Trung Ƣơng quản lý dài 188 km, các tuyến sông do Hà Nội quản lý dài 207 km cùng với 9 cảng sông có hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ (Khuyến Lƣơng, Thanh Trì, Chèm, Chƣơng Dƣơng, Bát Tràng, Phù Đổng, Đức Giang, Sơn Tây, Hồng Vân, Vạn Điểm, Chu Phan).
Đƣờng hàng không: Hà Nội có 2 sân bay Nội Bài và Gia Lâm. Sân bay Nội Bài là sân bay lớn nhất miền Bắc với nhà ga nội địa T1 (công suất thiết kế 6 triệu hành khách/năm) và nhà ga quốc tế T2 (công suất thiết kế 15 triệu hành khách/năm), chuyên chở hàng hóa đạt công suất khoảng hơn 300 000 tấn/năm [50].
+ Hạ tầng cung cấp điện, nước: Mạng lƣới cung cấp điện cho thủ đô đƣợc cấp từ nguồn lƣới điện quốc gia với các cấp điện áp 500kV, 220kV, 110 kV. Theo số liệu của Tổng công ty Điện lực Hà Nội, tính đến tháng 10 năm 2013 tổng công ty quản lý 32 trạm biến áp 110kV, trên 13.900 trạm biến áp phân phối và bán điện cho trên 2 triệu khách hàng với sản lƣợng điện thƣơng phẩm đạt khoảng 11.800 triệu kWh, doanh thu bán điện đạt trên 19.000 tỷ đồng [49] Năm 2014 điện thƣơng phẩm ƣớc đạt 11.983 triệu kWh [55]. Hà Nội có 12 nhà máy và một số trạm cấp nƣớc nhỏ với tổng công suất là gần 600.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cho việc phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của ngƣời dân thành phố [51].
+ Hệ thống bưu chính-viễn thông: Hà Nội có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển cao, là một trong ba trung tâm lớn về bƣu chính viễn thông của cả nƣớc, nằm trên đƣờng cáp quang quốc tế, đủ khả năng đáp ứng một cách đầy đủ nhất các yêu cầu của mọi tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố.
- Yếu tố xã hội:
Dân số: Dân số toàn thành phố năm 2014 ƣớc tính là 7265,6 nghìn ngƣời. Mặc dù tốc độ đô thị hóa khá cao và dân số đô thị tăng nhanh trong khi dân số nông thôn liên tục giảm nhƣng dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn 51,1% với 3711,7 nghìn ngƣời, dân số thành thị là 3.553,9 nghìn ngƣời chiếm 48,9% tổng số dân [55].
Lao động - việc làm: Theo điều tra lao động việc làm năm 2012, Hà Nội có 3,7 triệu ngƣời đang trong độ tuổi lao động, chiếm 7% lực lƣợng lao động cả nƣớc với tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động đạt 69,9%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 35,5%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên đạt 18,1% cao nhất trong cả nƣớc [65]. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào
tạo lại, cơ cấu và chất lƣợng nguồn lao động chƣa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế.
Đời sống dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 2,08%. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch tƣơng đối nhiều về thu nhập nên sự phân hóa giàu nghèo có xu hƣớng gia tăng, đặc biệt là sau khi thành phố đƣợc mở rộng.
Y tế: Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh lớn,uy tín hàng đầu cả nƣớc Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng. Tại không ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cƣ dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nƣớc sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nƣớc ao, nƣớc giếng.
Giáo dục: Hà Nội có số học sinh phổ thông bình quân trên 1 vạn dân là 1.546 ngƣời, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học (chiếm 85% tổng số các viện nghiên cứu trong cả nƣớc). Tỷ trọng số trƣờng, số giảng viên và sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trƣờng nghề, số cơ sở khám chữa bệnh, số giƣờng bệnh, số bác sỹ, số viện nghiên cứu khoa học,… /tỷ trọng dân số đứng hàng đầu trong các tỉnh, thành phố.