ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SAU XỬ LÝ TẠI NMN BIÊN HÒA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 72)

: Cột A1 QCVN

3.2.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SAU XỬ LÝ TẠI NMN BIÊN HÒA

Hàng tháng nhân viên phòng kiểm định của công ty đều lấy mẫu nước sau khi xử lý tại nhà máy và phân tích các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh.

Nước sau xử lý tại nhà máy không có màu và không có mùi, vị lạ. Các chỉ tiêu khác được đánh giá như sau:

Coliform và Ecoli

Tại NMN Biên Hòa chất lượng vi sinh đạt tiêu chuẩn của QCVN 01:2009/BYT.  pH nƣớc sau xử lý

Hình 3.14: Diễn biến pH nước sau xử lý qua các năm 2007 - 2011

Trong quá trình xử lý, pH của nước máy đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn của Bộ y tế 01:2009.

: QCVN 01:2009/BYT 01:2009/BYT

Độ đục nƣớc sau xử lý

Hình 3.15: Diễn biến độ đục nước sau xử lý qua các năm 2007 - 2011

Độ đục nước lọc dao động trong khoảng từ 0-2 NTU, vẫn nằm trong mức cho phép của quy chuẩn của bộ y tế.

Tuy nhiên vẫn đạt tiêu chuẩn nhưng theo đồ thị biểu diễn thì độ đục có chiều hướng tăng dần. Nếu công nghệ xử lý không tốt thì đến năm 2020 độ đục nước máy sẽ vượt mức cho phép.

Clor dƣ

Hình 3.16: Diễn biến clor dư qua các năm 2007- 2011

Lượng clor dư trung bình dao động trong khoảng cho phép của quy chuẩn 01:2009 của bộ y tế. Tuy nhiên lượng clor không đều. Trong năm 2007 lượng clor dư dao động

từ mức 0,22mg/l- 0,48mg/l. Năm 2008, 2009, lượng clor dư cao nhất là 0,55mg/l, năm 2011 lượng clor dư cao nhất là 0,6mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Hàm lƣợng nitrit

Hình 3.17: Diễn biến Nitrit của nước sau xử lý qua các năm 2007 - 2011

Hàm lượng nitrit nằm trong mức cho phép của quy chuẩn 01:2009 của BYT. Tuy nhiên mức độ nitrit tăng dần trong các năm sau này.

Hàm lƣợng sắt tổng

Hình 3.18: Diễn biến Sắt tổng của nước sau xử lý qua các năm 2007 – 2011 Hàm lượng sắt tổng của nước sau xử lý tại bể chứa NMN Biên Hòa đạt tiêu chuẩn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QC 01:2009/ BYT,

nhưng đã có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010 hàm lượng sắt tổng có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn cao hơn các năm 2007, 2008.

Hàm lƣợng nitrat

Hình 3.19: Diễn biến nitrat của nước sau xử lý qua các năm 2007 -2011

Hàm lượng nitrat có chiều hướng tăng dần từ năm 2007 -2010, đến năm 2011 thì giá trị đã giảm.

Hàm lƣợng Mangan

Hình 3.20: Diễn biến Mangan của nước sau xử lý qua các năm 2007 - 2011

Hàm lượng mangan có giá trị cao nhất vào năm 2009. Trong năm này nhà máy đang tiến hành vô cát lại hệ thống lọc nên nước qua xử lý không được tốt.

Sulphat

Hình 3.21: Diễn biến hàm lượng Sulphat qua các năm 2007 - 2009

Qua các năm, nước sau xử lý tại nhà máy có hàm lượng sulphat nằm trong mức cho phép của QC 01:2009/BYT. Tại nhà máy sử dụng phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O để keo tụ tạo bông. Trong năm 2009 nhà máy có cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý nên có dùng phèn nhiều hơn để xử lý nước, do đó hàm lượng sulphat trong năm này cao hơn.

Độ cứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.22: Diễn biến độ cứng qua các năm 2007- 2011

NHẬN XÉT CHUNG:

Nhìn chung trong các năm thì từ năm 2009 trở về sau các chỉ tiêu đã bắt đầu có dấu hiệu tăng dần dù vẫn nằm trong mức cho phép của quy chuẩn 01:2009 của BYT. Điều này chứng tỏ với công suất hiện tại và với chất lượng nước thô như trên thì công nghệ xử lý của nhà máy đã có xu hướng lạc hậu, cần cải thiện hệ thống xử lý cho phù hợp với chất lượng nước nguồn .

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 72)