Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 88)

trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại đang phát triển với nhịp độ cao thì phương án quy hoạch sử dụng đất của mỗi quốc gia cần phản ánh rõ ràng chiến lược về tương lai của quốc gia.

Quy hoạch sử dụng đất phải được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua đó, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại nhằm giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đặt ra. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho hoạt động quản lý còn phát huy được dân chủ trong quản lý.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không dừng lại ở phân bổ tài nguyên đất đai cho các chủ sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch mà còn là cơ sở để phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Mặt khác chúng ta cần khai thác nguồn vốn từ đất đem lại trong chênh lệch địa tô và sinh lợi từ giá trị đất tăng lên nhờ vào cơ sở hạ tầng được nhà đầu tư đem lại cho các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, nông nghiệp chuyên canh đã được thuỷ lợi hóa, điện khí hóa, giao thông thuận tiện cho vận chuyển các sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường. Để huy động tốt nguồn vốn đó cần vận

81

dụng chính sách phân chia hài hòa lợi ích cùng đầu tư (cả chủ sử dụng đất) làm tăng thêm giá trị của đất và phần lợi ích giữa Nhà nước và người được hưởng lợi tăng lên từ đầu tư của Nhà nước. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới luôn gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị và nông nghiệp, nông thôn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ đó mà phát triển đô thị và kiến thiết lại ruộng đồng với tốc độ nhanh đã qua việc chỉ đạo mở rộng hình thức này. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển yêu cầu về tiến độ và chất lượng càng nhanh, càng cao. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng của công tác lập, quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và biến quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ để phục vụ quá trình phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Quản lý và sử dụng đất là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Quản lý đất đai có tốt, có chặt chẽ thì việc sử dụng đất mới đem lại hiệu quả cao và bền vững. Ngược lại, nếu sử dụng đất đai hợp lý, đúng pháp luật sẽ tạo điều kiện cho quản lý đất đai chính xác đạt hiệu quả cao. Để làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, song từ thực tế của huyện rút ra những biện pháp mấu chốt để thực hiện tốt việc quản lý đất đai:

3.3.1. Đối với công tác quản lý:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cấp huyện và cấp xã đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý đất đai có trình độ đại học đạt 100%.

- Bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo đúng chuyên ngành cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cấp xã đối với những địa bàn xã còn thiếu cán bộ, những xã có cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành.

82

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Quản lý đất đai cấp huyện và cấp xã đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn, vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và cán bộ cơ sở tại các xã khó khăn. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Vì vậy, cần có chính sách tạo sự ổn định đối với đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn để họ có bề dày kinh nghiệm, nắm vững chính sách đất đai, am hiểu thực tế địa phương giúp giải quyết các công việc liên quan đến đất đai nhanh chóng, hiệu quả cao.

- Xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn cấp xã rõ ràng và chi tiết để thực hiện. Đồng thời, tăng trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có chế tài xử lý nghiêm nếu vi phạm.

- Cần có những biện pháp tuyên truyền sâu rộng, phổ biến pháp luật đất đai đến nhân dân để họ ý thức được quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật đất đai.

- Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Tiếp tục điều chỉnh, lập quy hoạch sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ địa chính phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, cập nhật, cải tiến các quy trình áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008” trong lĩnh vực đất đai. Hoàn thiện kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

- Chú trọng hơn nữa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Các đơn thư khiếu nại phải được giải quyết nhanh chóng, hợp tình, hợp lý.

83

- Tăng cường tài chính cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác địa chính được thuận tiện, dễ dàng.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý đất đai ở các cấp. Thực hiện chức năng tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, ngành, UBND xã, thị trấn đẩy mạnh việc tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai.

3.3.2. Đối với việc sử dụng đất

- Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sử dụng đất tiết kiệm, bền vững, đảm bảo giữ cân bằng sinh thái.

- Đầu tư, cải tạo đất hoang hóa, đất chưa sử dụng vào sử dụng.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH phù hợp với điều kiện thâm canh của mỗi địa phương. Dồn điền đổi thửa để xây dựng cánh đồng có thu nhập cao, tăng năng suất và thu nhập.

3.3.3. Các giải pháp khác.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Việc tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo đối với hoạt động thanh tra sẽ tạo ra định hướng hoạt động cho tổ chức thanh tra và công tác thanh tra thực sự đạt hiêu quả. Để hoạt động xử lý vi phạm pháp luật đất đai có hiệu quả cao, không bỏ sót hành vi vi phạm thì hoạt động thanh tra là vô cùng quan trọng. UBND các cấp địa phương hiện nay vẫn chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao công tác thanh, kiểm tra đất đai.

Do vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa để trên cơ sở đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi

84 phạm pháp luật về đất đai.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Muốn lành mạnh hóa quan hệ đất đai phải xử lý kiên quyết, triệt để, kịp thời và chính xác các vi phạm phát luật trong quản lý và sử dụng đất.

Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn đang diễn ra phổ biến thì trước tiên phải xử lý các vụ việc then chốt, quyết định toàn cục để tạo đà, làm nền cho việc xử lý các vụ vi phạm khác. Khi xử lý vi phạm phải phù hợp với nội dung và mức độ vi phạm. Đối với người vi phạm là cán bộ nhà nước, là người có chức, có quyền thì càng phải xử lý nghiêm minh, không được nể nang, né tránh. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho quần chúng nhân dân, làm cho họ tin tưởng vào pháp luật. Khi xử lý phải dứt điểm, hợp tình hợp lý tránh tình trạng dây dưa kéo dài, khiếu kiện vượt cấp. Trường hợp cá nhân, tổ chứ vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Có như vậy mới hạn chế, ngăn ngừa và răn đe các hành vi vi phạm, làm cho người dân tự nguyện chấp hành pháp luật.

Có thể nói, xử lý vi phạm khi được thực hiện một cách nghiêm minh, thỏa đáng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

- Thực hiện tốt cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện tiên quyết để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước. Cần phải rà soát để loại bỏ những thủ tục rườm rà, những văn bản về quản lý, sử dụng đất đai chồng chéo, hết hiệu lực. Bổ sung những quy định có tính pháp lý chặt chẽ, phù hợp với thực tế khách quan. Các văn bản phải có tính thống nhất cao từ trên xuống dưới, phải rõ ràng, cụ thể và có tính pháp luật cao.

85

Cần cải cách lề lối làm việc, thực hiện chế độ làm việc phân công, phân nhiệm rõ ràng. Xác lập mối quan hệ làm việc chặt chẽ giữa các bộ phận, các cấp, các ngành và có chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ.

Hoàn thiện và tổ chức bộ máy cán bộ địa chính theo chuyên môn. Cán bộ lãnh đạo cấp xã phải được trang bị, đào tạo, đào tạo lại những kiến thức QLNN về đất đai một cách đầy đủ, đúng pháp luật.

- Áp dụng và phát huy triệt để quy chế dân chủ trong quản lý và sử dụng đất

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai chúng ta cần phải phát huy và áp dụng triệt để quy chế dân chủ. Cần công khai công bố dự thảo các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi thông qua HĐND quyết định.

Công khai việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các khu đất thực hiện dự án để dân được biết tránh tình trạng khi dự án đưa vào thực hiện thì nhân dân kiến nghị, khiếu nại và tố cáo tràn lan. Giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời đúng pháp luật góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.

86

KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ 1. Kết luận.

Quản lý và sử dụng đất là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đối với mọi thời đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần nhiều đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất hơn bao giờ hết cần được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất từ cấp Trung Ương tới cấp xã để quản lý chặt chẽ đất đai, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Tại huyện Diễn Châu, sau khi Luật đất đai 2003 ra đời, các nội dung về QLNN về đất đai đã được thực hiện tương đối đầy đủ, đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế do đó chưa đáp ứng kịp thời phục vụ công tác quản lý đất đai. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của toàn địa phương.

2. Kiến nghị.

Sau khi nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu, trước những tồn tại, vướng mắc, tôi có một số đề nghị như sau:

- Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và Sở TN&MT quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và kinh phí phục vụ cho công tác chuyên môn như: công tác lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…Tiếp tục triển khai công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng hồ sơ địa chính chính quy cho các xã còn lại.

- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở.

87

công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Công tác quy hoạch, kế hoạch phải có định hướng dài hạn phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai.

- Tuyên truyền và phổ biến sâu rộng Luật đất đai và các chủ trương chính sách pháp luật về đất đai để nhân dân hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời tự giác thực hiện các chính sách pháp luật đó.

- UBND tỉnh và các cấp chính quyền cần quy định rõ chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với từng cán bộ địa chính cấp cơ sở, đồng thời có chế độ bồi dưỡng, khuyến khích các cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (2005), Tài

liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về đất đai

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10

năm 2004 về thi hành Luật Đất đai 2003.

3. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10

năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

5. Đào Thị Thuý Mai (2012) “Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên”

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà nội thực hiện.

6. Hoàng Anh Đức (1995), Bài giảng QLNN về đất đai, Trường Đại

học Nông nghiệp I, Hà Nội.

7. Luật Đất đai (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Lê Đình Thắng (2000), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước về

đất đai và nhà ở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hải (2006), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường

Trường Đại học Nông Lâm Huế.

10. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), Đánh giá thực trạng và những giải

pháp tăng cường công tác QLNN về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số B2004-

89

02-63, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), “Quản lý nhà nước về đất đai” Nhà

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)