Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 70)

Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Diễn Châu bên cạnh những thành tựu nêu trên còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:

- Công tác quản lý đất đai của các xã còn một số hạn chế. Một số xã còn để hộ dân sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất, xây dựng các công trình trái phép trên đât nông nghiệp và trên đất Hành lang giao thông như xã: Diễn Trường, Diễn Ngọc, Diễn Tân, Diễn Hồng, Diễn Trung, Thị trấn.

- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy chậm. Việc chỉnh lý dựa trên bản đồ 299/TTg nên ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai và giải quyết các tranh chấp đất đai. Công tác chỉnh lý biến động đất đai

63

không được làm kịp thời, gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển KT-XH.

- Chính sách đất đai thay đổi nên việc giao đất trái thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 đến nay của một số xã chưa tập trung giải quyết dứt điểm, tình trạng khiếu nại, tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích còn xảy ra.

- Công tác lập hồ sơ chọn địa điểm quy hoạch đất ở, phê duyệt quy hoạch còn chậm, nhất là những vùng quy hoạch thuộc thẩm quyền của tỉnh, có xã phải lập thủ tục kéo dài 2-3 tháng mới xong. Việc phân lô giao đất ở của một số xã còn phó thác cho đơn vị tư vấn. Tình trạng quy hoạch sai, không đúng hình thể thực địa còn để xảy ra, tổ chức giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất còn chậm do cán bộ địa chính thiếu đôn đốc, chờ tất cả các đối tượng nộp tiền đầy đủ mới chuyển hồ sơ về huyện.

- Thực hiện cải cách hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục giao dịch về đất đai tại VPĐKQSD đất còn chậm. Việc luân chuyển hồ sơ giữa VPĐKQSD đất với chi cục thuế với Phòng TN&MT xử lý còn chậm. Chậm nhất là hồ sơ chuyển QSD đất liên quan đến xác định nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính.

- Trang thiết bị còn thiếu, năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ làm tác nghiệp chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác QLNN về đất đai. Tinh thần trách nhiệm với nhân dân chưa cao, việc hướng dẫn cho dân để cấp GCNQSD đất tồn đọng còn chậm, việc cập nhật chỉnh lý biến động chưa kịp thời, công tác trích đo hồ sơ địa chính còn chậm nhất là hồ sơ giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án trên địa bàn.

- Việc thi hành, thực hiện các văn bản pháp luật đất đai nhiều khi còn chậm, chưa sát thực tế. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai chưa được thực hiện thường xuyên sâu rộng. Một số cán bộ địa chính chưa thực

64

hiện tốt nhiệm vụ của mình dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

Trong thời gian tới, để quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, huyện cần tiếp tục phát huy các nhân tố tích cực đồng thời hạn chế các nhân tố tiêu cực đảm bảo đưa công tác quản lý và sử dụng đất vào về nếp, phục vụ tốt cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 70)