nghiệp theo hướng hiện đại
Đây là bước chuyển tiếp khó khăn, kéo dài không chỉ vài ba thập kỷ, đụng chạm tới toàn xã hội cũng như mọi mặt của cuộc sống và đương nhiên tới cả bộ máy nhà nước. Ngày nay nước ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình này, do đó đang chịu "tác động kép" của cả xã hội nông nghiệp tồn tại từ ngàn xưa lẫn xã hội công nghiệp đang hình thành nhưng lại chuyển động nhanh chóng. Trong hoàn cảnh đó thực khó bề định rõ được tác động của quá trình chuyển tiếp này đối với bộ máy nhà nước; vì vậy dưới đây chỉ xin gợi ý một số hướng để cùng nhau suy nghĩ, bàn thảo:
- Mặc dầu nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng cái "gen" nông nghiệp còn khá đậm, dân số nông thôn còn chiếm trên 70% dân số và trên 54% lực lượng lao động; nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò to lớn, chiếm trên 20% GDP, cung cách sinh hoạt và làm việc của người dân và viên chức còn mang nặng tố chất của xã hội nông nghiệp... Thực trạng này đẻ ra hai hệ lụy cần tính đến trong bộ máy nhà nước: (i) bộ máy nhà nước cần tiếp tục dành ưu tiên cao cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; cơ cấu tổ chức Chính phủ cũng không thể không tính đến nhân tố này; (ii) năng lực, phong cách làm việc của bộ máy nhà nước chưa thể thoát ngay khỏi những truyền thống, thói quen của xã hội nông nghiệp, do đó cần có kế hoạch từng bước rũ bỏ chúng, đồng thời chuyển bộ máy đó sang cung cách làm việc theo phong cách công nghiệp, theo hướng hiện đại;
- Song song với quá trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa tăng tốc. Điều đó đòi hỏi bộ máy nhà nước không chỉ ở các đô thị lớn mà cả ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, thậm chí ở cả làng, xã cũng đang bị "đô thị hóa" làm quen với phương thức quản lý đô thị;
74
- Quá trình công nghiệp hóa, nhất là trong bối cảnh hội nhập với thế giới, phát triển bền vững trở nên yêu cầu rất gay gắt, đòi hỏi bộ máy nhà nước nói riêng và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng dành ưu tiên cao cho việc chăm lo tới yêu cầu này;
- Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phong cách làm việc và phương tiện quản lý tương ứng.
Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trong môi trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý các mối quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời những biến động có tính chất thị trường và kinh tế - xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai, xuất hiện nhiều vấn đề mới, Nhà nước phải đối mặt trước nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Vì vậy, vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng nguyên tắc căn bản là tăng cường củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nước thống nhất quản lý; đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua các lợi ích kinh tế. Hai mặt này cần phải gắn bó quan hệ với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý về đất đai càng được tăng cường có hiệu lực thì càng làm cho người sử dụng đất có hiệu quả hơn. Người sử dụng đất càng có hiệu quả làm cho chế độ sở hữu toàn dân ngày càng được tăng cường có hiệu lực, hiệu quả hơn.
75