Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 43)

nước về đất đai tại huyện Diễn Châu.

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý - Đối với cấp huyện:

Trước năm 2005, bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn huyện chưa được quan tâm đúng mức, số lượng cán bộ phòng chỉ mới 04 người và còn chế độ kiêm nhiệm công việc. Từ tháng 9/2005, trước nhu cầu thực tế công việc và được sự quan tâm của UBND huyện, bộ máy cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai được thu hút và tuyển dụng thêm số lượng thành 09 người. Đến tháng 1/2007, được sự nhất trí của UBND tỉnh, UBND huyện thành lập Văn phòng Đăng ký QSD đất với số lượng cán bộ là 07 người.

Hiện nay, số lượng cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường được bố trí 11 người trong đó có 01 Trưởng Phòng, 03 Phó trưởng Phòng, 07 cán bộ (có 02 cán bộ phụ trách lĩnh vực vệ sinh môi trường, khoáng sản, biển và hải đảo). Số lượng cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hiện tại là 23 người trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 10 biên chế, số còn lại là cán bộ hợp đồng.

- Đối với cấp xã:

Thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV, UBND huyện đã bố trí cán bộ địa chính cho 39/39 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

36

Tuy nhiên, do khối lượng công việc của cán bộ địa chính quá nhiều, trình đọ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế, một số xã cán bộ địa chính phải làm kiêm cả công việc nông nghiệp - xây dựng - giao thông - thủy lợi nên việc tham mưu cho UBND cấp xã trong vấn đề quản lý nhà nước về đất đai chưa được đảm bảo dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai tại một số địa phương vẫn còn nhiều. Để làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, năm 2012 UBND huyện đã tổ chức thi tuyển bổ sung cho mỗi đơn vị cấp xã 01 cán bộ địa chính có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt một số xã có diện tích tự nhiên rộng và số lượng dân số đông như xã Diễn Lâm, xã Diễn Yên, Diễn Thái được bố trí 03 công chức phụ trách Địa chính, Xây dựng và Nông nghiệp.

2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, của Sở Tài nguyên và Môi trường về chuyên môn nghiệp vụ. Phòng Tài nguyên & Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLTBTNMT- BNV là:

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ.

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên đất; về đo đạc và bản đồ và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt.

37

- Thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt.

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và tổ chức thực hiện.

- Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng bảo vệ tài nguyên đất.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.. .

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ.

- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính cấp xã; tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.

38

Cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai như sau:

- Lập văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm; về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực

- Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm Kế đất đai.

- Tham gia hoà giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện pháp luật về bảo vệ đất đai. - Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)