Ngân sách chính là nguồn lực để Thành phố sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Nguồn ngân sách thể hiện qua 2 khâu cơ bản, đó là thu ngân sách và chi ngân sách. Đối với việc lập dự toán, Thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định dự toán hàng năm, trên cơ sở đó UBND Thành phố trình Hội đồng Nhân dân Thành phố phân duyệt phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc và phân bổ ngân sách cho cấp quận huyện. Qua đó, mỗi một năm sẽ công bố một quyết định cụ thể để làm căn cứ cân đối thu, chi trong năm đó.
Số liệu dự toán trong thời gian 04 năm (từ năm 2011 đến 2014 thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 3.1: Số liệu dự toán ngân sách từ 2011-2014 của Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu NSTP, trong đó 35.795 37.428 43.384 41.979
+ Thu NS TP 100% 9.650 10.209 12.047 13.360
+ Thu phân chia % 23.245 24.744 26.634 24.399
+ Thu Bổ sung NSTW
1.800
1.375 1.404 1.322
+ Thu quản lý qua NS 1.100 1.100 1.530 2.040
Tổng chi, trong đó 35.797 37.428 43.384 41.979
+ Chi đầu tư PT 15.235,6 11.400 12.979 11.146
+ Chi thường xuyên 18.750 23.800 28.190 29.500
+ Chi BS quỹ dự trữ TC 11,4 11,4 11,4 11,4
+ Chi từ nguồn BSNSTW 1.800 1.375 1.404 1.322
Nguồn: Báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách của Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Sau quá trình lập dự toán năm, việc xem xét số liệu quyết toán nhằm mục đích để có thể so sánh mức độ ước tính trong quá khứ để có những điều chỉnh phù hợp cho những năm sau đó. Căn cứ dữ liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính, số liệu quyết toán các khoản thuộc ngân sách gồm một số khoản thu, chi chính trong
khoảng thời gian 3 năm được thể hiện chi tiết trong 9 biểu mẫu và được trích trong bảng sau:
Bảng 3.2: Số liệu quyết toán ngân sách từ 2011-2013 của TP Hồ Chí Minh Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng thu NSTP, trong đó 49.825 57.706 59.684
+ Thu NS TP 100% 17.742 18.452 17.012
+ Thu phân chia % 18.936 20.384 22.562
+ Thu Bổ sung NSTW 2.061 2.336 1.409
+ Thu quản lý qua NS 1.579 1.528 1.975
Tổng chi, trong đó 47.263 45.654 46.574
+ Chi đầu tư PT 26.831 19.590 20.413
+ Chi thường xuyên 19.696 24.713 26.149
+ Chi BS quỹ dự trữ TC 65 11,4 11,4
+ Chi từ nguồn BSNSTW 671 1.340 1.409
Nguồn: Báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách của Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Với số liệu trên có thể thấy rằng, dù nguồn thu từ năm 2011 đến 2014 tăng đều qua các năm, tuy nhiên các khoản chi thường xuyên cũng tăng một mức không nhỏ (trung bình tăng khoảng 20% so với năm trước) qua các năm. Để có thể hiểu rõ hơn
về cơ cấu thu chi ngân sách thì cần đi vào phân tích chi tiết về cơ cấu thu ngân sách và cơ cấu chi ngân sách trong thời gian qua.
3.1.2.2. Thực trạng về việc thu và phân cấp thu ngân sách
Các khoản thu ngân sách thành phố hưởng 100%:
Thuế môn bài của các doanh nghiệp Nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp doanh dân có doanh số lớn do Cục thuế quản lý; Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí) của các doanh nghiệp Nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp doanh dân có doanh số lớn do Cục thuế quản lý; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cho thuê và tiền khấu hao cơ bản nhà ở và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Thu đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chánh của thành phố, thu nhập từ vốn góp của ngân sách thành phố; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp thành phố; Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách thành phố theo quy định của pháp luật; Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (kể cả thu từ huy động nguồn phát hành trái phiếu đô thị, tín phiếu…); Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước; Thu kết dư ngân sách cấp thành phố; Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương; Thu chuyển nguồn ngân sách thành phố năm trước chuyển sang; Các khoản thu khác của ngân sách thành phố theo quy định của pháp luật; Các khoản thu phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xử phạt, khoản tịch thu theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương:
Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thuế giá trị gia tăng từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí do Trung ương quản lý; Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí do Trung ương quản lý; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Phí xăng, dầu; Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam, không kể thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài đối với thu nhập từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí do Trung ương quản lý (nếu có).
Với nội dung phân cấp trên có thể nhận thấy rằng nguồn thu được tăng dần qua các năm. Trong những nhân tố tác động đến thu ngân sách có yếu tố về tổng thu nhập quốc dân. Thu nhập từ GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng của Thành phố, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Thành phố.
Có thể thấy rằng, mức GDP bình quân đầu người hay tổng thu nhập của Thành phốlà một nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Trong nhiều năm qua thì mức thu ngân sách chỉ chiếm trung bình từ 20% đến 25% tổng GDP. Điều này làm cơ sở để nhận định rằng mức thu ngân sách còn thấp so với khả năng thu được vốn có của nó. Vì vậy, để có được mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế cần phải có sự phân tích bởi tác động của nhiều chỉ tiêu khác nhau, đánh giá thông tin đầy đủ, cụ thể và phải được xem xét một cách toàn diện; đồng thời có quy trình quản lý chặt chẽ.
Xét về việc quản lý quá trình thu ngân sách chính là quản lý các hình thức động viên đó. Yêu cầu cơ bản quản lý quá trình thu ngân sách ở Thành phố hiện nay là:
Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu của ngân sách nhà nước ngày càng lớn hơn.
Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng về phương diện xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thu NSNN xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của Nhà nước. Sự phân phối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu kể trên, điều quan trọng là cần xác lập được cách thức quản lý và sử dụng các công cụ quản lý thích hợp. Trong thực tế có nhiều cách thức, phương pháp quản lý thu NSNN. Song cách thức, phương pháp quản lý thu NSNN phổ biến hiện nay đang được áp dụng là:
Xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thực trạng kinh tế. Hệ thống đó không chỉ quan tâm đến lợi ích tạo ra nguồn thu trước mắt cho Nhà nước mà phải có tác động đến quá trình phát triển kinh tế theo hướng có lợi nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm nhiều hơn, kiềm chế và hạn chế lạm phát, thực hiện chủ trương mở cửa, từng bước cân đối cán cân thanh toán.
Trên cơ sở chính sách, chế độ thu, gắn với diễn biến của quá trình hoạt động kinh tế, hoạch định kế hoạch thu sát, đúng, phù hợp với diễn biến thực tế khách quan của tình hình kinh tế hàng năm.
3.1.2.3. Thực trạng về việc chi và phân cấp chi ngân sách
Nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố bao gồm một số nội dung cụ thể như sau:
Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do thành phố quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chánh của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do thành phố quản lý; Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự - an toàn xã hội (phần giao cho cấp thành phố); Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở thành phố, quận - huyện; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do thành phố quản lý; Các chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho thành phố quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước.
Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chánh của thành phố. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Chi ngân sách là việc phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Thành phố, nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng nhà nước về mọi mặt theo những nguyên tắc nhất định. Xét về thực tế, các khoản chi ngân sách cần được xem xét trên hiệu quả tầm vĩ mô, điều đó có nghĩa là hiệu quả các khoản chi phải được xem xét một cách toàn diện. So với thu thì chi ngân sách luôn được cân nhắc trong sử dụng vì đây là việc dùng nguồn tài chính công của Thành phố sao cho hiệu quả nhất.
Trên thực tế, việc thực hiện chi tiêu công ở Thành phố đều được lập dự toán ngân sách hàng năm tài khóa dựa trên các khoản thực tế năm trước, thêm vào các khoản mới xuất hiện có thể phát sinh trong năm tài chính kế tiếp. Căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường, Hội đồng nhân dân Thành phố tiến hành họp và thống nhất về mức chi cho từng lĩnh vực trong xã hội theo nhu cầu chi tiêu, nguồn lực và tính hiệu quả của nó. Tương tự phần thu, chi ngân sách cũng chiếm một tỷ trọng phần trăm trong tổng thu nhập quốc nội.
Việc cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên cho con người, đảm bảo an sinh xã hội; điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau trong nước; phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu hướng đến kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện được việc giám sát các khoản chi sao cho phù hợp, đúng đối tượng và đúng thời điểm, Thành phố đã phải thực hiện chế độ phân cấp chi ngân sách một cách rõ ràng. Phân nhiệm vụ chi ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phải tạo sự chủ động trong việc quản lý điều hành của các cấp ngân sách địa phương, đồng thời phải đảm bảo sự chỉ đạo tập trung của cấp Thành phố, cấp quận, huyện; đảm bảo sự giám sát
của cấp, các ngành theo quy định. Phân cấp đảm bảo khai thác, huy động tốt nguồn thu NSNN trên địa bàn.
Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường thì việc chi NSNN vừa mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, lại vừa có tính chất hoàn trả trực tiếp. Vì vậy, việc quản lý các khoản chi NSNN hết sức phức tạp. Do đó trong việc hoạch định các phương pháp và nguyên tắc quản lý cụ thể cũng khác nhau. Trong việc quản lý các khoản chi của NSNN phải đảm bảo được 3 yêu cầu cơ bản sau:
• Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan công quyền thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước.
Việc quản lý các khoản chi của NSNN phải hướng vào mục tiêu chính là đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan. Tuy nhiên trong thực tế, việc đảm bảo yêu cầu này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là trong điều kiện khả năng tập trung nguồn lực tài chính của thành phố còn hạn chế, yêu cầu thực hiện, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền lại cấp bách và rộng lớn. Nhằm giải quyết mâu thuẫn này trong quản lý các khoản chi của NSNN cần thiết phải xác lập được thứ tự ưu tiên các khoản chi, đồng thời về phía thành phố, cần có sự cân nhắc khi giao nhiệm vụ cho các cơ quan công quyền.
• Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt việc quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước lại càng phải coi trọng việc tiết kiệm và hiệu quả. Luận điểm này được xác lập dựa trên những căn cứ sau đây: Một là, xuất phát từ tính chất của các khoản chi NSNN có quy mô, mức độ rộng lớn phức tạp; Hai là, so với các khoản chi ở các khâu tài chính khác trong nền kinh tế, thì các khoản chi của NSNN nói chung có tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.
• Gắn nội dung quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước với nội dung quản lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.
Tăng cường việc làm, ổn định cán cân thanh toán, kiềm chế lạm phát luôn luôn là mục tiêu phấn đấu ở mọi quốc gia. Các mục tiêu đó có mối quan hệ hữu cơ với các khoản chi của NSNN. Các mục tiêu đó là cơ sở đặt ra yêu cầu cho việc thực