Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát thu chi ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29)

Sau khi kết thúc quá trình hoạt động, vận hành theo các chương trình, kế hoạch theo những chức năng cụ thể trong một năm tài chính của một quốc gia hay một đơn vị công thì bộ phận kế toán thu, chi ngân sách sẽ lập, cung cấp và phát hành các báo cáo kế toán, báo cáo ngân sách theo quy định. Nhằm hướng tới việc đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu do kế toán cung cấp, làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động trong năm và đưa ra những công việc hay ngân sách cần phân bổ cho năm tiếp theo thì số liệu của kế toán thu, chi ngân sách cần được kiểm tra và xác nhận. Đây chính là công việc cơ bản nhất của bộ phận kiểm toán nhà nước của một quốc gia.

Dựa theo nội dung của Bộ chuẩn mực kiểm toán nhà nước quốc tế ban hành năm 2003 đã chỉ ra, quá trình mà kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm tra kế toán thu, chi ngân sách thường được phân chia thành 3 loại:

Kiểm toán theo phương diện tài chính: nhằm đảm bảo các báo cáo thực hiện và lập theo đúng các quy định của chế độ kế toán, luật kế toán cũng như các quy chế quản lý ngân sách, tài chính công.

Kiểm tra theo mức độ xác nhận: soát xét, rà soát và thực hiện một số thủ tục theo sự thống nhất giữa đơn vị công và kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán hoạt động: nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong đơn vị công, tính hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn lực khác nhau trong đơn vị công, làm rõ mức độ thực hiện các hoạt động của đơn vị công với các quy định trong luật, cam kết, các hợp đồng hay đơn đặt hàng...

2.1.4. Cơ s kinh tế và pháp lý xây dng h thng kim soát thu, chi ngân sách NN

Đối với các nước, để có thể xây dựng được hệ thống kiểm soát liên quan đến lĩnh vực thu, chi ngân sách, chính phủ cần căn cứ vào nhiều yếu tố mà hầu hết các cơ sở này đều thuộc nhóm kinh tế vĩ mô là chủ yếu, vì kiểm soát thu, chi ngân sách có chức năng là quản lý thông tin về hoạt động tài chính, kinh tế phát sinh của nhà nước, chính phủ, bộ, ngành ... trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương. Vì vậy, việc kiểm soát thu chi ngân sách được thiết kế trên một số cơ sở cụ thể gồm:

− Vị trí địa lý của quốc gia, cơ cấu vùng miền, kinh tế xã hội đặc trưng từng khu. − Chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của kho bạc nhà nước. − Cấu trúc, phân loại các loại quỹ từng quốc gia và cấu trúc bộ máy kế toán các

đơn vị.

− Quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, các khoản thu, các khoản chi cùng với các quy định của từng lĩnh vực khác nhau.

− Nguyên tắc và cơ sở kế toán chi phối trong lĩnh vực kế toán nhà nước.

Cấu trúc hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin quản lý đối với dữ liệu tài chính.

− Lộ trình của từng lĩnh vực công trong xã hội vì chương trình đó có mối quan hệ đặc biệt, tác động qua lại, chặt chẽ với ngân sách trung ương, địa phương.

2.2 . Chế độ báo cáo

Các loại báo cáo trước khi nộp lên cấp trên và các đơn vị có liên quan phải được đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát về số liệu, tính chất, nội dung kinh tế và phải có đầy đủ dấu đơn vị, chữ ký của người lập. Riêng báo cáo truyền bằng tập tin dữ liệu qua mạng hoặc gửi bằng đĩa mềm phải được xử lý kỹ thuật tin học, đảm bảo xác định được trách nhiệm của người lập, nộp báo cáo và đảm bảo chỉ có người nhận theo quy định mới có thể xem, in báo cáo. Giám đốc và Kế toán trưởng chịu trách

nhiệm về sự chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc lập và nộp BCTC, đồng thời đảm bảo bí mật về số liệu, tài liệu.

Bảng 2.1 : Nơi nộp báo cáo tài chính định kỳ của các cấp

Cp KBNN Nơi np báo cáo

Huyện KBNN tỉnh, cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan đồng cấp và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Tỉnh KBNN và cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan đồng cấp.

KBNN Bộ Tài chính

Nguồn: Sở Tài Chính TpHCM Thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

Bảng 2.2 : Thời hạn nộp báo cáo tài chính định kỳ của các cấp

Cp KBNN KBNN qun, huyn KBNN tnh, TP trc thuc TW BCTC tháng Chậm nhất là ngày 05 tháng sau Chậm nhất là ngày 10 tháng sau BCTC quý Chậm nhất là ngày 05 tháng đầu quý sau

Chậm nhất là ngày 10 tháng đầu quý sau

BCTC năm Chậm nhất là ngày 10/01 năm sau

Chậm nhất là ngày 20/01 năm sau

Riêng báo cáo quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN năm, các KBNN quận, huyện lập và gửi chậm nhất là ngày 28/2 hoặc 29/2 năm sau; các KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi chậm nhất vào ngày 15/3 năm sau; KBNN lập và nộp chậm nhất vào ngày 01/4 năm sau theo quy định của Luật NSNN.

2.3. Thc trng v kim soát thông tin thu, chi ngân sách NN 2.3.1. Kim soát thông tin

Việc kiểm soát thông tin thể hiện trong chế độ thu, chi ngân sách được trình bày bởi nhiều nội dung cần được kiểm soát, cụ thể bao gồm trong những khía cạnh sau:

- Về chứng từ : Việc chuyển đổi chứng từ bằng giấy thành chứng từ điện tử hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ bằng giấy. Các mục trên chứng từ cũng có sự kiểm soát chặt chẽ đối với mẫu biểu, nội dung, số tiền và chữ ký.

- Về cấu trúc của bộ máy: KBNN các cấp, cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp, khai thác số liệu liên quan đến thu, chi NSNN và các quỹ tài chính khác theo đúng phương pháp quy định trong chế độ này.

- Về công tác kế toán: mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo tài chính đều phải được tiến hành từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán và lập BCTC tại KBNN, đảm bảo phản ánh trung thực NSNN các cấp và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

2.3.2. Kim soát ni b

Việc kiểm soát nội bộ thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ công tác quản lý thu, chi ngân sách hiện hành. Nội dung này thể hiện trong mối quan hệ tổng thể với một hệ thống thông tin kế toán khu vực công tại Việt Nam, từ lúc chuẩn bị chứng từ kế

toán cho đến việc lập và trình bày BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách. Ngoài ra, việc kiểm soát còn thể hiện ở việc tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị công như sau:

- Bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc KBNN.

- Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập; đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán KBNN cấp trên.

- Các đơn vị kế toán phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về kế toán và chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN do BTC ban hành.

- Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN. Các đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo qui định của Chính phủ, Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng Giám đốc KBNN.

- Công tác kế toán được phân chia thành từng phần hành nghiệp vụ cụ thể, chẳng hạn như: kế toán dự toán kinh phí ngân sách; kế toán thanh toán vốn đầu tư và chương trình mục tiêu; kế toán vốn bằng tiền; kế toán tiền gửi tại KBNN; kế toán thanh toán; kế toán tín dụng nhà nước; kế toán ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý; kế toán các phần hành nghiệp vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của KBNN.

- Đầy đủ các quy định trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hay bãi nhiệm các chức năng trong công tác kế toán thu, chi ngân sách hiện hành.

- Nguyên tắc phân công, thay đổi vị trí, chuyển đổi hay bố trí các cán bộ đã kế toán thể hiện sự phân chia, tách biệt chức năng và trách nhiệm giữa các công việc, phần hành khác nhau của kế toán thu, chi ngân sách.

Đối với hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tranh thủ cơ hội giúp đỡ của Pháp để tiến đến việc ký kết một biên bản Thỏa thuận Tài chính số 15/LPQT về việc thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo về quản lý tài chính công và thống kê kinh tế trong chương trình cải cách hành chính nhằm góp phần hiện đại hóa quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam” giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp vào ngày 23.01.2003. Đây được xem là quy định đánh dấu mốc quan trọng cho Việt Nam trong mô hình cải cách tài chính công trong thời gian tới.

Sau đó, hàng loạt giải pháp đưa ra nhằm minh bạch hóa nền tài chính công, trong đó, đáng chú ý là giải pháp áp dụng CNTT hiện đại trong quản lý nguồn ngân sách. Đây là dự án triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) là cấu phần lớn nhất của dự án Cải cách quản lý tài chính công, đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho BTC chủ trì triển khai và ban hành theo Thông tư số 108/2010/TT-BTC ngày 26.07.2010.

Kể từ năm 2012, Thành phố Hồ Chí minh cũng đã triển khai sử dụng hệ thống Tabmis trong phân bổ, quản lý, tổng hợp quyết toán ngân sách của Thành phố. Như vậy, hệ thống TABMIS là một trong 3 cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của dự án này. Những chức năng cơ bản TABMIS: phân bổ ngân sách, quản lý mục lục ngân sách và hệ thống tài khoản, quản lý và cam kết chi, quản lý thu, quản lý ngân quỹ... Bên cạnh các chức năng trên, TABMIS còn có chức năng tạo lập báo cáo tài chính và các hoạt động chuẩn bị dữ liệu liên quan thông qua công cụ kết xuất báo cáo.

2.3.3. Kim toán nhà nước vi quá trình thanh tra và giám sát

Tại Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, với tư cách là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập có vai trò rất quan trọng giúp Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội thực hiện chức năng của mình. Báo cáo kiểm toán của KTNN tuy không mang

tính pháp lý nhưng là căn cứ pháp lý quan trọng để Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, đánh giá và quyết định dự toán NSNN, phê chuẩn quyết toán ngân sách các cấp, quyết định phân bổ ngân sách Trung ương và quyết định các dự án lớn theo thẩm quyền. Đồng thời, kết quả kiểm toán được sử dụng phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trên lĩnh vực tài chính - ngân sách; báo cáo kết quả kiểm toán là cơ sơ pháp lý không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn đối với các đơn vị được kiểm toán để chấn chỉnh các sai phạm, khắc phục những tồn tại và yếu kém trong quản lý tài chính - ngân sách.

Như vậy, hoạt động kiểm toán của KTNN là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của BCTC; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước dựa trên những số liệu do báo cáo của kế toán thu, chi ngân sách cung cấp. Mục đích chính của KTNN chính là phục vụ việc kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Tuy nhiên, trong vai trò kiểm tra và giám sát các số liệu do kế toán thu, chi ngân sách cung cấp, kiểm toán nhà nước cũng còn một số điểm tồn tại trong quá trình thực hiện các quy định kiểm soát quá trình sử dụng ngân sách như sau:

- Một là, KTNN phát hành các báo cáo kiểm toán gửi về BTC còn thiếu và chậm, do đó, BTC không thể nghiên cứu để triển khai thực hiện kịp thời các kiến nghị của cơ quan KTNN, gây khó khăn cho công tác theo dõi, tổng hợp, đôn đốc thực hiện.

- Hai là, nhiều kiến nghị của KTNN chưa cụ thể, chưa rõ ràng hoặc do một số đơn vị hiểu không đúng nên thực hiện chưa đúng nội dung KTNN kiến nghị.

- Ba là, báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương cần phải được thực hiện trước khi HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, vì báo cáo kiểm toán là căn cứ để HĐND sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Tuy nhiên, hiện nay báo cáo kiểm toán thường phần lớn phát hành sau khi HĐND các cấp đã phê chuẩn quyết toán ngân sách, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thực hiện các kiến nghị của KTNN.

- Bốn là, các hướng dẫn của BTC chưa rõ hoặc chưa đưa vào các quy định trong văn bản, dẫn đến KTNN chưa có cơ sở kiểm tra và đánh giá mức độ tuân thủ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Như vậy, với một trong nhiều nội dung kiểm tra của KTNN là kiểm toán BCTC đối với các đơn vị được kiểm toán thuộc hoạt động thu, chi NSNN thì trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán này, việc nâng cao hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ KTNN cũng được xem là một nhiệm vụ song hành với công tác kế toán ngân sách hiện nay

Tóm tt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về thu, chi ngân sách đồng thời trình bày các khái niệm, nội dung có liên quan đến kiểm soát thu chi ngân sách NN tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm soát thu chi NSNN là một khâu rất quan trọng trong việc ổn định tài chính và phát triển kinh tế địa phương nhằm đảm bảo các nguồn thu và khoản chi NSNN một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, việc kiểm soát điều hành và quản lý ngân sách thu, chi cần thực hiện đúng quy trình, theo quy định của nhà nước và việc hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi ngân sách là một vấn đề tất yếu trong quản lý ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Thc trng v h thng tài chính công và qun lý ngân sách nhà nước 3.1.1. Thc trng v h thng tài chính công

Tài chính công được xem là một lĩnh vực của nền kinh tế mà có liên quan đến việc chính phủ huy động nguồn tiền tệ cho quốc gia nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc sử dụng cho các mục đích chi và ảnh hưởng của những hoạt động thuộc Thành phố đến nền kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự minh bạch hóa thông tin thu, chi ngân sách nên Thành phố đã chỉ đạo các Sở ngành chức năng xây dựng và ban hành một số chương trình cải cách hệ thống tài chính công (được thể hiện thông qua chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố).

Thật vậy, cải cách tài chính công là một trong các nội dung phải thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát thu chi ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)