Nghiên cứu lựa chọn tá dược tạo gel

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế gel tra mắt chứa piroxicam nano 0,3 (Trang 35)

3.1.3.1. Khảo sát độ nhớt của một số tá dược tạo gel.

Để chế phẩm có độ nhớt và thể chất thích hợp, tiến hành thực nghiệm lựa chọn tá dược tạo gel dựa trên độ nhớt của một số tá dược ở các nồng độ khác nhau.

Tiến hành: sử dụng nước cất để pha chế các gel HPMC E6 ở các nồng độ 23; 26; 29; 32 %, HEC 1; 2; 3 % và CMC 1; 1,5; 2 %. (đơn vị %: g/ml nước cất). Đo độ nhớt của các gel theo phương pháp đo độ nhớt trình bày ở mục 2.3.3.3. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Độ nhớt của một số gel. Gel Độ nhớt (cP) Thể chất HPMC E6 23% 9850 Loãng HPMC E6 26% 11400 Thích hợp HPMC E6 29% 12380 Thích hợp HPMC E6 32% 14220 Thích hợp HPMC E6 35% 18870 Đặc CMC 1 % 8670 Loãng CMC 1,5% 12550 Thích hợp CMC 2% 16700 Đặc HEC 1% 9680 Loãng HEC 2% 13840 Thích hợp HEC 3% 17200 Đặc

Trong đó thể chất các gel được thể hiện ở phụ lục.

Dựa vào kết quả bảng 3.5, lựa chọn các gel dưới đây để tiến hành thí nghiệm khảo sát tiếp theo.

 HEC: 2% kl/tt (g/ml nước cất).  CMC: 1,5 % kl/tt (g/ ml nước cất).

3.1.3.2. Ảnh hưởng của tá dược tạo gel tới KTTP.

Với mục đích bào chế thuốc tra mắt mang tiểu phân nano, có khả năng cải thiện sinh khả dụng, cấu trúc nano của dược chất phải được duy trì trong chế phẩm, vì thế tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các tá dược tạo gel tới KTTP Px.

Tiến hành theo phương pháp được trình bày ở phần a mục 2.3.1.2. Bào chế các gel gồm: tá dược tạo gel, hỗn dịch Px nano vừa đủ 0,3% dược chất theo sơ đồ ở phần b mục 2.3.1.2. Theo dõi các gel ở nhiệt độ phòng, đo KTTP piroxicam trong các gel sau các khoảng thời gian khác nhau (phương pháp đo trình bày ở mục 2.3.3.1). Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kích thƣớc và phân bố kích thƣớc của tiểu phân Px trong các gel. Gel chứa Px

nano

KTTP ngay sau khi tạo

gel (nm)

Sau 1 tuần Sau 2 tuần KTTP (nm) PdI KTTP (nm) PdI HPMC E6 26% 341,14 ± 6,34 477,4 0,422 531,9 0,369 HPMC E6 29% 410,9 0,329 566,9 0,385 HPMC E6 32% 409,1 0,286 521,2 0,512 HEC 2% 511,2 0,346 575,5 0,405 CMC 1,5% 627,7 0,410 698,4 0,841

Nhận xét: kích thước và khoảng phân bố kích thước của tiểu phân piroxicam trong các gel HPMC, HEC, CMC ở các nồng độ khảo sát đều tăng lên đáng kể sau 1 tuần, đặc biệt sau 2 tuần. Thí nghiệm này chưa cho phép chọn được tá dược tạo gel thích hợp, nhưng cho thấy cần bổ sung thêm các chất ổn định để hạn chế tăng KTTP ở các thí nghiệm tiếp theo.

3.1.3.3. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng thẩm tích của các gel khác nhau.

Để dược chất trong chế phẩm có khả năng thấm tốt qua giác mạc, tiến hành thực nghiệm lựa chọn tá dược tạo gel dựa trên khả năng giải phóng dược chất theo phương pháp trình bày ở phần c mục 2.3.1.2. Bào chế các gel chứa 0,3% piroxicam nano với các tá dược tạo gel dưới đây, thử khả năng thấm của dược chất qua màng thẩm tích:

Thí nghiệm 1 tiến hành với các mẫu gel ngay sau khi bào chế. Thí nghiệm 2 tiến hành với gel sau 45 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng. Kết quả:

Dung dịch chuẩn Cc2 = 21,2 µg/ml. Mật độ quang Dc2 = 0,783. Dung dịch chuẩn Cc1 = 19,53 µg/ml. Mật độ quang Dc1 = 0,752. Thí nghiệm 1:

Mật độ quang của mẫu thử được thể hiện ở phụ lục, tính toán lượng Px giải phóng theo thời gian, kết quả trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.2.

Bảng 3.7. Lƣợng piroxicam thấm qua màng thẩm tích của các mẫu gel ngay sau khi bào chế (µg).

Lƣợng piroxicam giải phóng Thời gian (giờ) Mẫu 0,5 1 1,5 2 3 4 5 1 90,79 197,66 242,95 293,06 344,16 401,5 491,53 2 109,83 208,05 254,08 308,57 355,27 404,19 502,28 3 71,61 188,03 228,34 294,02 336,1 400,79 456,24 4 109,41 204,35 252,38 302,77 353,03 401,00 498,62 5 66,15 146,51 217,4 270,07 320,68 390,88 440,43

Hình 3.2. Lƣợng piroxicam thấm qua màng thẩm tích của các mẫu gel ngay sau khi bào chế.

Kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.2 cho thấy, ngay sau khi bào chế, khả năng thấm qua màng thẩm tích của dược chất ở các mẫu gel khác nhau chênh lệch không đáng kể. Điều này có thể do độ nhớt của các gel chênh lệch không nhiều.

Thí nghiệm 2:

Mật độ quang của mẫu thử được thể hiện ở phụ lục, tính toán lượng Px giải phóng theo thời gian, kết quả trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.3.

Nhận xét: mẫu gel HPMC 32% có lượng Px giải phóng theo thời gian cao nhất, lượng Px giải phóng sau 5 giờ thấp nhất là gel HEC. Các mẫu gel HPMC 26, 29% có lượng Px giải phóng theo thời gian xấp xỉ nhau. Điều này có thể giải thích sau 45 ngày KTTP piroxicam trong các gel khác nhau thay đổi dẫn đến thay đổi khả năng thấm dược chất qua màng thẩm tích, HPMC 32% là tá dược tạo gel có khả ổn định KTTP tốt nhất trong các gel trên nên khả năng thấm của dược chất là lớn nhất. Tuy vậy, KTTP piroxicam trong gel HPMC 32% vẫn tăng theo thời gian nên để chọn tá dược tạo gel cần phải tiến hành thêm các khảo sát khác.

0 100 200 300 400 500 600 0 1 2 3 4 5 6 Lƣợ ng Px (µg)

thời gian (giờ)

HPMC 32% HPMC 26% CMC 1,5% HPMC 29% HEC 2%

Bảng 3.8. Lƣợng piroxicam thấm qua màng thẩm tích của các mẫu gel sau 45 ngày bào chế (µg). Lƣợng piroxicam giải phóng Thời gian (giờ) Mẫu 0,5 1 1,5 2 3 4 5 1 119,77 212,34 261,79 304,52 347,39 413,35 510,39 2 42,84 98,59 158,07 192,31 274,46 345,48 417,04 3 70,14 116,14 165,04 216,52 255,35 300,08 351,61 4 61,39 111,1 157,93 210,54 283,39 360,98 427,1 5 66,71 106,2 138,98 169,5 208,46 259,09 300,66

Hình 3.3. Lƣợng piroxicam thấm qua màng thẩm tích của các mẫu gel sau 45 ngày bào chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế gel tra mắt chứa piroxicam nano 0,3 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)