Diễn biến môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 125)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước

tỉnh Bình Dương mà trong đó có huyện Bến Cát. Nguồn nước mặt khan hiếm trong

mùa khô gây hạn hán và dư thừa trong mùa mưa gây ngập úng cục bộ.

Trên địa bàn huyện Bến Cát chủ yếu ảnh hưởng bởi hệ thống sông Sài Gòn: Sông Sài Gòn chảy qua địa bàn tỉnh bắt đầu từ Dầu Tiếng đến thị xã Lái Thiêu dài 110 km với lưu lượng bình quân 85 m/s, độ dốc của sông nhỏ chỉ 0,7%. Sông Sài Gòn có nhiều giá trị về cấp nước, vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái.

Ngoài con sông chính này, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn) và một số kênh rạch chính đổ vào các sông. Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 – 0,8 km/km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn,

còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thường khô kiệt vào mùa khô,ảnh hưởng

Ngoài hệ thống sông rạch, còn có hệ thống hồ chứa nước rất quan trọng cho

việc tưới tiêu và chống lũ bao gồm các hồ: Từ Vân I và II, C ua Paris–huyện Bến Cát;

Cần Nôm và một phần diện tích hồ Phước Hòa.

Tóm lại, tiềm năng nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các sông suối

trong tỉnh truyền tải đến các khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên dòng chảy mặt có nguy cơ bị xâm nhập mặn, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản

xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.

Theo nhận định tình hình thời tiết của của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bình

Dươn tại văn bản số 48/NĐM-KTTVBD ngày 05 tháng 11 năm 2014 tổng lượng mưa năm 2015 khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và thấp hơn năm

2014 vì vậy lượng nước mặt sẽ giảm.

Bên cạnh đó,trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị của huyện Bến Cát sẽ làm gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm thải vào sông Thị Tính, suối Đồng Sổ, suối Đồng Xa… Theo xu hướng phát triển hiện nay, khu vực thượng nguồn sông Thị Tính

cho thấy mức độ phát triển các ngành sản xuất công nghiệp ngày càng cao, nhiều đơn

vị sản xuất thải trực tiếp nước thải ra môi trường nước sông mà không qua quá trình xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép làmảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Nếu tình hình này khôngđược cải thiện sẽ làm khan hiếm nguồn nướcmặt trong tương lai nhất là trước bối cảnh biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)