Đốivới phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 120)

Huyện Bến Cát đang tập trung phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, quy hoạch tầm nhìnđến năm 2020 bao gồm phát triển các cơ

sở sản xuất trên địa bàn tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

Huyện Bến Cát có 9 KCN với tổng diện tích 3.686,1 ha, trong đó có 5 KCN được cấp phép là Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mai Trung, Việt Hương II, Rạch Bắp và một khu có chủ trương của Chính phủ là Thới Hòa với tổng diện tích 1.469 ha [1].

Như vậy, với diện tích còn lại của 4 KCN đang hoạt động và 3 KCN chuẩn bị triển

khai thì tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 1.285 ha.

Bảng 4.5. Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn

Huyện Bến Cát 3.686,1

10 Mỹ Phước I Thị trấn Mỹ Phước 377,0 Đang hoạt động

11 Mỹ Phước II Thị trấn Mỹ Phước 471,0 Đang hoạt động

12 Việt Hương II Xã An Tây 110,0 Đang hoạt động

13 Mai Trung Xã An Tây 50,5 Đang hoạt động

14 Thới Hòa Xã Thới Hòa 200,0 Có chủ trương CP

15 Rạch Bắp Xã An Tây 287,6 Đang triển khai

16 Mỹ Phước III Xã Thới Hòa 987,12 Quy hoạch

17 Bàu Bàng Xã Lai Uyên 1000,0 Quy hoạch

18 An Tây Xã An Tây 300,0 Quy hoạch

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, năm 2011)

Theo phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội trên địa bàn sẽ tiến triển theo phương hướng sau:

- Giảm thiểu lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đến mức thấp nhất trên cả 2 xu hướng: giảm khối lượng chất thải và giảm mức ô nhiễm.

- 100% các dự án đầu tư mới được bố trí phù hợp với quy hoạch;

- 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để

hoặc di dời ra khỏi các khu dân cư đô thị vào từ năm 2014 đến năm 2015.

- 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt

quy chuẩn môi trường.

-Đến năm 2020, 100% các cơ sở sản xuất công nghiệp có khối lượng nước thải

lớn đều có hệ thống xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài môi

trường.

chuẩn Việt Nam (cả về nước, khí và rác thải), không chấp nhận các dự án không bảo đảm xử lý tốt chất thải trước khi thải ra môi trường đối với các đối tượng đầu tư mới.

-Các loại rác công nghiệp, rác y tế cần được xử lý riêng theo quy định của từng

ngành.

- Nâng cao chất lượng thẩm định cam kết bảo vệ mô i trường, đề án bảo vệ môi trường và công tác hậu kiểm, tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất.

- Nâng cao tỷ lệ các dự án có trình độ công nghệ cao, tiêu hao ít nguyên nhiên liệu, thân thiện với môi trường đầu tư trên địa bàn huyện .

Ngoài ra cần thực hiện thêm một số nội dung nhằm định hướng phát triển kinh

tế xã hội và xây dựng đô thị giai đoạn 2014-2015 và tầm hìnđến 2020

- Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải đô thị

*Đối với nước mưa:

+ Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống đê bao dọc sông Sài Gòn trênđịa bàn huyện Bến Cát trước năm 2015. Hoàn thành tuyến đường ven hai bờ sông Thị Tính trên địa bàn huyện Bến Cát trước năm 2020.

+ Cải tạo hệ thống kênh mương, ao hồ, suối: đặc biệt chú trọng cải tạo các đã bị

ô nhiễm cục bộ như: suối Bến Ván, suố i Đồng Sổ, suối Bông Trang, suối Đòn Gánh…

+ Đến năm 2020 xây dựng hệ thống thoát nước mưa thiết kế riêng hoàn toàn

với hệ thống thu gom nước thải. Các kênh, cống thoát nước mưa theo đúng Quy hoạch chung đô thị Nam Bến Cát tầm nhìn tới năm 2020 và Quy hoạc h đô thị Bàu Bàng tới năm 2020.

+ Xây dựng 02 hồ nước lớn phía trên Cầu Đò và cầu Ông Cộ để điều hòa lượng nước mưa đổ xuống các khu đô thị đồng thời lập trạm bơm để thoát nước nhanh nhất

qua cầu Ông Cộ và Cầu Đò.

-Đối với nước thải sinh hoạt:

+ Đến năm 2015 phải nhanh chóng hoàn thành quy hoạch và lập dự toán chi tiết để xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các khu đô

thị, khu dân cư tập trung tại huyện Bến Cát. Phấn đấu đến năm 2020, các khu đô thị

lớn của huyện có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh và đạt

tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

+ Xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung để thu gom, xử

theo đúng Quy hoạch chung đô thị Nam Bến Cát tầm nhìn tới năm 2020 và Quy hoạch đô thị Bàu Bàng tới năm 2020.

- Quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn

* Rác thải đô thị

- Hoàn thiện việc thu gom phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng tối đa các

thành phần có thể sử dụng được trong rác sinh hoạt và giảm thiểu lượng rác đưa vào

bãi đổ, góp phần giảm tải cho các bãi rác của tỉnh; hoàn thiện hệ thống thu gom vận

chuyển rác, tổ chức thu gom rác đạt 100% tại các khu vực trung tâm đô thị, các khu

dân cư tập trung, các chợ và dọc theo các tuyến đường chính.

- Không bố trí trạm trung chuyển rác trong đô thị Nam Bến Cát và Bàu Bàng. -Tăng cường năng lực thu gom và xử lý rác thải cho các đơn vị quản lý rác

- Tăng cường trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác: Hiện nay trang thiết bị

thu gom, vận chuyển rác của huyện đang còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thu

gom. Vì vậy, việc đầu tư các phương tiện là rất cần thiết. Căn cứ vào quy mô phát triển

của từng đô thị tiến hành đầu tư xe chuyên dụng và thiết bị chứa rác phù hợp quá trình phát triển.

- Xây dựng lực lượng công nhân chuyên nghiệp:

+ Phát triển lực lượng công nhân vệ sinh thành các đội ngũ chuyên nghiệp,

nâng cao trìnhđộ chuyên môn, ý thức trách nhiệm trong công việc.

+ Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân vệ sinh, tăng cường công tác

phòng bệnh, điều trị bệnh kết hợp với các giải pháp an toàn lao động, đảm bảo điều

kiện vệ sinh, nơi làm việc cho công nhân.

- Khẩn trương xã hội hóa dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn nhằm chia sẻ

trách nhiệm cho cộng đồng, từng bước giảm tải lên ngân sách của Nhà nước chi cho

dịch vụ này. Hướng dẫn cho cộng đồng chiến lược 3R (giảm rác , táichế, tái sử dụng) để phân loại, tái sử dụng và giảm lượng rác. Nghiên cứu theo hướng đa thành phần

tham gia, cùng với các công cụ kinh tế như phí ô nhiễm, thu thuế các bãi chôn nhằm

giảm lượng chất thải và chi phí đối với sản phẩm. Tổ chức mạng lưới thu gom, phân

loại, tái sử dụng các chất thải nhằm làm sạch môi trường, đem lại lợi ích kinh tế, tiết

kiệm tài nguyên.

* Quản lý và phát triển cây xanh đô thị

bảo vệ cây xanh.

- Lập kế hoạch chăm sóc bảo dưỡng cây xanh hiện hữu đồng thời phối hợp với

các bộ phận chuyên môn để quy hoạch phát triển mảng cây xanh, công viên và tăng cường cây xanh dọc các tuyến giao thông nội thị.

- Khi quy hoạch xây dựng các đô thị phải đảm bảo TCXDVN 362:2005 “Quy

hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế”

- Thực hiện chương trình “Trường em xanh - sạch- đẹp”, “Bệnh viện xanh - sạch-đẹp” trên toàn huyện.

- Tận dụng tối đa khoảng không gian trống tại các khu vui chơi giải trí, trường

học, khu nhàở, vòng xoay ...để phát triển diện tích mảng xanh.

- Duy trì và phát triển các thảm thực vật tự nhiên, đặc biệt là tận dụng mảng

xanh từ cây công nghiệp dài ngày ven các đô thị, tăng cường mảng xanh dọc các đường phố, công viên và khu du lịch.

* Quy hoạch quản lý sử dụng hợp lý đất tại các đô thị

Quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất tại khu vực đô thị một cách hợp lý sẽ

tạo thành một công cụ hướng dẫn việc bố trí các khu dân cư và khu vực sản xuất công

nghiệp. Đảm bảo cách xa các khu nhạy cảm với môi trường, đồng thời có thể cải thiện

rất nhiều chất lượng môi trường trong các đô thị. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm Luật

xây dựng, sử dụng công cụ kinh tế như thuế, phí là một trong những công cụ quan

trọng của chính quyền để bảo vệ các khu vực nhạy cảm môi trường, ngăn ngừa sự

chuyển biến không cần thiết đất nông nghiệp sang đất đô thị.

Tiến hành đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng các khu đô thị mới với các điều kiện

vệ sinh môi trường, kết cấu hạ tầng về môi trường đồng bộ, kết hợp cải tạo đô thị cũ

với cải thiện các điều kiện về môi trường. Đưa quy hoạch môi trường vào trong các quy hoạch phát triển đô thị.

Song song với việc thiết lập hệ thống đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ cũng cần tiến

hành quy hoạch hệ thống tổ chức quan trắc môi trường.

Mặt khác, trên cơ sở xem xét hiện trạng, dự báo nhu cầu về đất đai trên địa bàn huyện Bến Cát ta nhận thấy đã xuất hiện nhiều bất cập trong quá trình sử dụng đất. Vì vậy cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện một cách hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương theo định hướng phát triển kinh tế xã hội và quy

hoạch bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, việc xây dựng các hồ chứa lớn ở phía thượng lưu các dòng sông lớn

luôn tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập. Sự cố vỡ đập là một trong những vấn đề cần phải được

xem xét, nghiên cứu kỹ nhằm tránh được những thảm hoạ đối với con người và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

4.3. Dự báo các diễn biến tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn 2030 4.3.1 Diễn biến Tài nguyên nước

-Các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Sông Bé là những nguồn nước chủ lực của

nhiều tỉnh thành ở thượng lưu và các tỉnh cuối nguồn như: Bình Dương, Đồng Nai và

TPHCM. Do đó, lượng nước đến sẽ phụ thuộc nhiều về hoạt động khai thác sử dụng

của các địa phương ở thượng nguồn.

Ngoài ra, trong phạm vi hạ lưu, c ác sông này là tài nguyên nước nước chung

cho Bình Dương - Đồng Nai và Bình Dương - TPHCM. Do đó, quá trình khai thác sử

dụng sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn.

- Đặc biệt trên sự hiện diện các hồ chứa nước lớn như Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ Phước Hòa và c ác hồ khác trên sông Bé, hồ Trị An và các hồ khác trên sông

Đồng Nai đã chi phối hoàn toàn chế độ dòng chảy ở hạ lưu. Do đó, lượng nước đến

Bình Dương phụ thuộc vào chế độ vận hành các công trình thủy lợi này .

4.3.2 Diễn biến môi trường nước mặt

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước

tỉnh Bình Dương mà trong đó có huyện Bến Cát. Nguồn nước mặt khan hiếm trong

mùa khô gây hạn hán và dư thừa trong mùa mưa gây ngập úng cục bộ.

Trên địa bàn huyện Bến Cát chủ yếu ảnh hưởng bởi hệ thống sông Sài Gòn: Sông Sài Gòn chảy qua địa bàn tỉnh bắt đầu từ Dầu Tiếng đến thị xã Lái Thiêu dài 110 km với lưu lượng bình quân 85 m/s, độ dốc của sông nhỏ chỉ 0,7%. Sông Sài Gòn có nhiều giá trị về cấp nước, vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái.

Ngoài con sông chính này, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn) và một số kênh rạch chính đổ vào các sông. Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 – 0,8 km/km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn,

còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thường khô kiệt vào mùa khô,ảnh hưởng

Ngoài hệ thống sông rạch, còn có hệ thống hồ chứa nước rất quan trọng cho

việc tưới tiêu và chống lũ bao gồm các hồ: Từ Vân I và II, C ua Paris–huyện Bến Cát;

Cần Nôm và một phần diện tích hồ Phước Hòa.

Tóm lại, tiềm năng nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các sông suối

trong tỉnh truyền tải đến các khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên dòng chảy mặt có nguy cơ bị xâm nhập mặn, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản

xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.

Theo nhận định tình hình thời tiết của của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bình

Dươn tại văn bản số 48/NĐM-KTTVBD ngày 05 tháng 11 năm 2014 tổng lượng mưa năm 2015 khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và thấp hơn năm

2014 vì vậy lượng nước mặt sẽ giảm.

Bên cạnh đó,trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị của huyện Bến Cát sẽ làm gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm thải vào sông Thị Tính, suối Đồng Sổ, suối Đồng Xa… Theo xu hướng phát triển hiện nay, khu vực thượng nguồn sông Thị Tính

cho thấy mức độ phát triển các ngành sản xuất công nghiệp ngày càng cao, nhiều đơn

vị sản xuất thải trực tiếp nước thải ra môi trường nước sông mà không qua quá trình xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép làmảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Nếu tình hình này khôngđược cải thiện sẽ làm khan hiếm nguồn nướcmặt trong tương lai nhất là trước bối cảnh biến đổi khí hậu.

4.3.3. Dự báo môi trường nước dưới đất

Ngoài những vấn nạn về nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện cũng đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Do hiện n ay mạng lưới cấp nước chưa cung cấp đầy đủ nước cho tất cả cơ sở sản xuất và các hộ dân trên địa bàn huyện, do đó dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất quá mức, sử

dụng lãng phí, kém hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn nước dưới đất bị tụt

áp (2– 3 m), lưu lượng giảm, nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất đang bị báo động. Ngoài ra, hoạt động khai thác NDĐ đến nay đã gây cạn kiệt nguồn nước nhiều nơi, ô nhiễm

nguồn nước (do các lỗ khoan hỏng chưa trám lấp) và tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập mặn ở

4.3.4. Nhu cầu nước sinh hoạt

Bảng 4.6. Nhu cầu sửdụng nước sinh hoạt

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số (người) 181.082 196.609 223.919 233.800 235.367 258.370 Tỷ lệ gia tăng (%) 8,5 13,8 -1 0,6 9,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2012)

Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Đồng thời,

sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.

Nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội con người. Vi ệc khai thác

sử dụng nước để phục vụ các nhu cầu xã hội đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các nguồn nước. Tiến trình phát triển KT - XH sẽ các tác động này càng lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 120)