Khái niệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37)

Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: " Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa ViệtNam".

1.4.2. Phân loại

1.4.2.1.Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một

quốcgia là tổng của lượngdòng chảysông ngòi từngoài vùng chảyvào vàlượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảynội địa).

1.4.2.2. Tài nguyênnước dưới đất

Nước dưới đất hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các

lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên

dưới mực nước dưới đất.

1.4.3. Vai trò của nước đối với đời sống

1.4.1.1.Vaitròcủanướcđốivớiconngười

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịnăn được

vài ngày, nhưng không thểnhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ

thể, 65-75% trọng lượng cơ,50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn

tại ở hai dạng : nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch lim pho, nước bọt…Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tếbào củacơthể(3-4lít). Nước là chất quan trọngđể các phảnứng hóa học

và sựtrao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó

tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới

dạng dung dịch nước. Một người nặng 60kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới

lượng nướccủacó thể, và duy trì các hoạtđộng sốngbình thường.

1.4.1.2.Vai trò của nước đối với sinh vật

Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàmlượng rất cao, từ50-90% khối lượng

cơthểsinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷlệ caohơn, tới 98% nhưở một số

cây mọngnước, ởruột khoang (ví dụ:thủytức).

Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) nhưhydroxyl, amin, cácboxyl…

Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.

Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vôcơ và hữu

cơtrong cây, vận chuyển máu và các chất dinhdưỡngở động vật.

Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có mộthình dáng nhất định.

Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao

đổigiữa cây và môi trường đất có sựtham gia tích cực của ionH+và OH-do nước phân lyra.

Nước tham gia vào quá trình traođổi năng lượng và điều hòa nhiệtđộ cơ thể.

Nước còn là môitrường sốngcủa rất nhiều loài sinh vật.

Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật,nước còn là môitrường sống của nhiều loài sinh vật.

1.4.1.3.Vai trò của nướcđốivới sản xuất phục vụchođời sốngcon người

Trong nông nghiệp: tất cảcác cây trồng và vật nuôi đều cần nướcđềphát triển. Từmộthạt cải bắp phát triển thành mộtcây rau thương phẩm cần 25 lítnước; lúa cần

4.500 lítnướcđể cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhấtnước,nhì phân, tam cần,

tứ giống”, quađó chúng ta có thểthấyđược vai trò củanước trong nông nghiệp. Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước

dùngđểlàm nguội các động cơ,làm quay các tu bin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phảnứng hóa học. Từ3.000nămtrước công nguyên, người Ai Cậpđã biết

dùng hệthống tưới nướcđể trồng trọt và ngày nay con người đã khám phát hêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng

trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thểthao, giải trí và cho rất nhiều hoạt

động khác của con người. Ngoài ra nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phụcvụcho nhu cầu nhiều mặt của conngười.

1.5. Biến đổi khí hậu[5]1.5.1. Khái niệm 1.5.1. Khái niệm

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷquyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tựnhiên và nhân tạo.

1.5.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất li ền khác. Nhằm

hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế vàổn định sáu loại

khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.

- CO2phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn

khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2cũng sinh ra từ các

hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.

- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ

thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.

- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.

- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC -23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.

- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.

- SF6sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

1.5.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường

- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng

đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng

khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ

sinh thái và hoạt động của con người.

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu

trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinhđịa hoá khác.

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.

1.6.Mối quan hệ giữa khí hậu và tài nguyên nước

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước.

Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán và quá dư thừa trong mùa mưa

gây lũ lụt. Nguồn nước dưới đất bị suy giảm do thiếu nguồn bổ sung.

BĐKH đang gây ảnh hưởng đến một số ngành như: Vận tải và năng lượng;

Dầu khí và kinh tế biển; Sức khỏe cộng đồng; Thủy sản.

Hiện Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của BĐKH với các đợt nắng nóng

cục bộ của mùa hè kéo dài, làm tăng nhu cầu sử dụng nước và điện trong đời sống; các cơn bãođổ bộ với cường độ mạnh gây ra những thiệt hại về người và kinh tế lớn.

BĐKH tác động đến tài nguyên nước thông qua việc làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng lượng nước bốc hơi dẫn đến lượng mưa nhiều hơn vào mùa mưa. Lượng mưa tăng sẽ làm tập trung dòng chảy

nhiều hơn trên các con sông lớn làm gia tăng nguy cơ ngập lụt và sạt lở tại các vị trí

ven sông.

Mặt khác, BĐKH là làm thay đổi thời gian mùa mưa, mùa khô và tình trạng hạn

hán kéo dài. Những thay đổi về mùa mưa sẽ kéo theo một loạt những thay đổi nghiêm trọng ảnh hưởng lên tài nguyên nước như những thay đổi về dòng chảy của c ác dòng

sông, tần suất và cường độ lũ, tần suất hạn hán, ranh giới xâm nhập mặn, lượng nước trong đất, nước cấp cho sinh hoạt... Nước ngọt có khả năng chịu tác động mạnh của

biến đổi khí hậu. Nhiệt độ gia tăng có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong khu vực. Sự thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp mà cònảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất và sinh hoạt xã hội.

Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng thiếu nước, khô hạn, xâm

nhập mặn, yêu cầu sử dụng nước ngày càng lớn làm cho khả năng tích giữ nước và khả năng cung cấp nước của tài nguyên nước dưới đấtbị hạn chế.

Biến đổi về lượng mưa cao do tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng áp lực đối với nguồn tài nguyên nước dưới đất. Nhu cầu nước dưới đất có khả năng tăng trong tương lai, lý do chính là tăng cường sử dụng nước trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương.Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng bổ sung nước dưới đất, nghĩa là, nguồn nước dưới đất tái tạo, trong nhiều tầng chứa nước có thể lượng nước mặt bổ sung nguồn nước dưới đất vào mùa mưa với việc gia tăng tần suất và cường độ của lượng mưa và giảm bổ sung vào mùa khô.

Sự suy giảm của lượng nước dưới đất bổ sung sẽ làm trầm trọng thêm tác động

của mực nước biển tăng lên.

1.6. Cơ sở pháp lý về biến đổi khí hậu

-Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đãđược Chính phủ

Việt Nam phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994; Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002. Từ tháng 2 năm 1995, Việt Nam chính thức trở

thành một Bên không thuộc của Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH.

- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước

ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2007 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 –2010.

- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

đến năm 2020.

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng

- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ

giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;

- Quyết định số 2418/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20

tháng 12 năm 2010 về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí

hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015;

- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính

phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH.

- Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch trong khuôn

khổ Nghị định thư Kyoto.

- Công văn số 3996/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm 2010 và

Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Văn bản số 3222/UBNV-KTN ngày 19 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂNKINH TẾ - XÃ HỘI

VÀMỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN BẾN CÁT

2.1.Vị trí địa lý

Huyện Bến Cát nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương,

trung tâm huyện cách thành phố Thủ Dầu Một 20km, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng

50km, có trục Quốc lộ 13 đi qua với bề rộng mặt đường 6 làn xe mới được nâng cấp.

Huyện Bến Cát có 15 đơn vị hành chính (gồm 14 xã và 1 thị trấn: thị trấn Mỹ Phước,

xã Cây Trường, xã Trừ Văn Thố, xã Lai Uyên, xã Tân Hưng, xã Hưng Hoà, xã Lai

Hưng, xã Long Nguyên, xã An Điền, xã An Tây, xã Phú An, xã Tân Định, xã Thới

Hoà, xã Hòa Lợi và xã Chánh Phú Hoà).

Huyện Bến Cát có tổng diện tích tự nhiên là 574 Km2, dân số khoảng 151.097 người và có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Chơn Thành (t ỉnh Bình Phước);

+ Phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một; + Phía Đông giáp huyện Phú Giáo;

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Hình 2.2. Bản đồ địa hình huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương

2.1.1.Đặc điểm khí hậu

2.1.1.1. Khí hậu

Bình Dương nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Trong năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5 năm sau.

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ bình quân khá cao từ 260C-270C; Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là các tháng 4 và 5 khoảng 280C-300C; Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1. Trong năm 2011, nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 khoảng 30,50C, thấp nhất là tháng 1 khoảng 24,40C.

b. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trong năm tương đối cao, độ ẩm trung bình năm 2011 là 82%

và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa khoảng 9,7%. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 86,7% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 77%.Độ ẩm cao nhất khoảng 88% trong các tháng mùa mưa gồm tháng 8 đến tháng 10. Các tháng có độ ẩm thấp nhất khoảng 72% vào tháng 3 (theo số liệu thống kê 2011).

c. Số giờ nắng

Số giờ nắng trong năm khoảng 2.000 - 2.400 giờ. Năm 2011 có khoảng 2.175,3

giờ nắng, trong đó từ tháng 2 đến tháng 5 là các tháng có giờ nắng cao từ 199,3 –

215,0 giờ, trừ tháng 3 có số giờ nắng 153,1 giờ. Các tháng có ít giờ nắng là các tháng

mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau khoảng 156,0- 195,0 giờ.

d. Lượng mưa

Mưa phân bố theo mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa trung bình năm 2011 tại Bình

Dương khoảng 1.881,4 mm tập trung trong 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm

khoảng 84% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa trung bình các năm khoảng 160 ngày.

Lượng mưa tối đa của các năm 2.638 mm và lượng mưa tối thiểu là 1.700 mm.

Năm 2011, các tháng có lượng nước mưa lớn là tháng 6 khoảng 282,7 mm;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)