Về động thái mực nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 91)

Biến đổi mực nước: mực nước của các tầng chứa nước thay đổi theo không gian

và thời gian. Chiều sâu mực nước phụ thuộc vào địa hình, quan hệ thủy lực giữa các

tầng chứa nước, quá trình khai thác nước…Thời điểm mưc nước dâng cao nhất vào khoảng tháng 08 đến tháng 10, mưc nước thấp nhất khoảng tháng 4, 5. Đặc biệt, năm

2014 có thời gian nghỉ tết Nguyên Đán vào tháng 2, nên khu vực An Phú, Sóng Thần,

Khánh Bình có mực nước ở các giếng thuộc tầng Pliocen dưới tăng cao đột biến do

thời điểm này việc sử dụng nước dành cho sinh hoạt và sản xuất ít. Mực nước bình

quân năm 2014 trong các giếng quan trắc giảm 0.15m so với năm 2013 và giảm 0.70m

so với năm 2012, trong đó giảm mạnh nhất là các giếng thuộc tầng Pliocen giữa và

Pliocen dưới ở khu vực Mỹ Phước. Chi tiết xin xem phụ lục.

Mực nước năm 2014 ở tất cả các tầng chứa nước đa số đều giảm hơn so với năm 2013 do nước máy đãđược cung cấp rộng khắp trong địa bàn Tỉnh song vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng nước nên vẫn phải khai thác nước dưới đất để phục vụ

cho sản xuất và sinh hoạt. Các khu vực như Khánh Bình, Mỹ Phước nằm trong vùng

khai thác nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất của khu công nghiệp Nam Tân Uyên, khu vực Mỹ Phước 1, 2, 3 với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng tăng cao. Khu vực

Vĩnh Phú tuy có nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (Fe) cao nhưng mạng lưới

cung cấp nước sạch chưa đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng nên việc khai thác nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt vẫn xảy ra. Lượng mưa năm nay ít hơn năm 2013 nên lượng nước bổ cập không đủ cho khai thác khiến cho mực nước bình quân trong các tầng giảm thấp hơn năm 2013.

3.2.5.Động thái biến đổi chất lượng nước [19]

Nhìn chung, chất lượng nước dưới đất tỉnh Bình Dương khá tốt, nồng độ các

chất ô nhiễm đều thấp so với quy chuẩn cho phép hoặc nằm dưới ngưỡng phát hiện. Độ pH của hầu hết các giếng đều thấp (nhỏ hơn cận dưới của giới hạn cho phép). Tuy nhiên, đây cũng là tính chất chung của nước dưới đất thuộc khu vực tỉnh

Bình Dương. Riêng tầng Pliocen giữa tại khu vực Phú Giáo có độ pH cao (cao hơn cận

trên của giới hạn cho phép), cao nhất ở giếng BD1704T có pH = 9,2.

Hàm lượng các chất quan trắc được trong năm 2014 có xu thế giảm so với năm 2013. Hàm lượng các chất vượt chuẩn trong năm 2014 là các chỉ tiêu hóa lý như Cl-, Fe, NH4+, Mn2+, COD, SO42-, NO3-, độ cứng tập trung nhiều trong tầng Pleistocen dưới, tầng Pliocen giữa và cao nhất trong khu vực Vĩnh Phú do khu vực này cóa đất

thấp, nằm ven sông, riêng các chỉ tiêu NO3, NH4+còn xuất hiện ở các giếng trong khu

vực An Tây và một số khu vực Phú Giáo và có xu thế giảm so với các năm trước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương trước bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 91)