4.1.1.1. Thiếu nước do tiềm năng nguồn nước
Để đánh giá mức độ thiếu nước của một lưu vực sông người ta thường sử dụng
các chỉ số tài nguyên nước và thường được áp dụng là chỉ số Falkenmark.
Chỉ số Falkenmal: Phương pháp này dựa trên W0/W sử dụng và ước lượng thời gian W0/W sử dụng với số năm trong tương lai cần ước tính, W0 luônổn định. Trong
đó W0 là ước tính tổng m3 lưu vực sông, còn Wdùng lượng nước sử dụng ( được ước tính nhu cầu sử dụng nước ), sự đánh giá qua các năm dựa trên dân số.
Chỉ số này sẽ đánh giá được mức độ thi ếu nước dựa trên dân số và tiềm năng
nguồn nước với thanh đánh giá như sau:
- Chỉ số W0/Dân số ≤ 1.700 m3/người/năm: Thiếu nước
thường hoặc cục bộ.
- Chỉ số W0/Dân số ≥ 4000 m3/người/năm: Đủ nước
Qua đó kết quả tính toán chỉ số Falkenmark, đã chỉ ra rằng: năm 2014 và các kỳ
quy hoạch cho tới năm 2020 khu vực huyện Bến Cát có nguy cơ thiếu nước. Cụ thể
dựa trên giai đoạn 2014 tới 2020 đối với các lưu vực sông cấp nước cho địa bà n huyện
Bến Cát khi đó khả năng thiếu nước bất thường hoặc cục bộ chỉ xảy ra TLV Hạ lưu
sông Sài Gòn, TLV Thượng lưu sông Thị Tính và TLV Hạ lưu sông Thị Tính.
Các giá trị các chỉ số và đánh giá cho năm 2014 TLV thể hiện như sau:
Bảng 4.1. Chỉ tính toán số Falkenmark đối với tài nguyên nước năm 2014
TT Dân số Tiểu lưu vực W0triệu
m3/năm
Wbq
đầu người
Đánh giá
1 116.751 Thượng lưu sông
Sài Gòn
848,60 7.268,5 Đủ nước
2 710.760 Hạ lưu sông Sài
Gòn
1.313,10 1.847,5 Có khả năng thiếu nước bất thường hoặccục bộ
3 84.126 Thượng lưu sông
Thị Tính
190 2.258,5 Có khã năng thiếu nước bất thường hoặc cục bộ
4 174.184 Hạ lưu sông Thị
Tính
300,5 1.725,2 Có khả năng thiếu nước bất thường hoặc cục bộ
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương năm 2014)
Đánh giá mức độ căng thẳng về tài nguyên nước trên từng tiểu lưu vực đến năm
2020:
Bảng 4.2. Mức độ căng thẳng về tài nguyên nước năm 2020
TT Dân số Tiểu lưu vực W0triệu
m3/năm
Wbq đầu người
Đánh giá
1 164.452 Thượng lưu sông Sài Gòn
848,60 5.160,2 Đủ nước
2 972.074 Hạ lưu sông Sài
Gòn
1.313,10 1.350,8 Có khả năng thiếu nước bất thường hoặc cục bộ
Thị Tính thường hoặc cục bộ
4 245.247 Hạ lưu sông Thị
Tính
300,5 1.225,3 Có khả năng thiếu nước bất thường hoặc cục bộ
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương năm 2014)
4.1.1.2. Thiếu nước do gia tăng nhu cầu sử dụng nước
Tình hình huyện Bến Cát đang đứng trước mức gia tăng nhu cầu sử dụng nước, qua đó được thể hiện rõ qua các lưu vực sông chảy qua địa bàn. Để đánh giá sử dụng
Tiêu chuẩn quốc tế về tài nguyên nước chia ra các mức độ căng thẳng về tài nguyên
nước như sau:
- Chỉ số: Wdùng/W0≤ 20%: chưa có dấu hiệu căng thẳng về tài nguyên nước.
- Chỉ số: Wdùng/W0 = 20 - 40 %: mức độ căng thẳng trung bình về tài nguyên
nước.
Chỉ số: Wdùng/W0≥ 40%: mức độ căng thẳng cao về tài nguyên nước.
Tại thời điểm hiện tại năm 2014 mức độ căng thẳng về tài nguyên nước đối với
các con sông cung cấp nước cho địa bàn huyện Bến Cát được thể hiện như sau:
Bảng 4.3 Đánh giá vềnhu cầu sửdụng tài nguyên nước hiện tại
TT Tiểu lưu vực W0 triệu
m3 W dùng triệu m3 Wdùng- /W0% Đánh giá 1 Thượng lưu sông Sài Gòn
848,6 421,9 50 Mức căng thẳng cao về tài
nguyên nước cao
2 Hạ lưu sông Sài
Gòn
1.313,10 889,7 68 Mức căng thẳng về tài
nguyên nước cao
3 Thượng lưu
sông Thị Tính
190 75,3 40 Mức độ căng thẳng trung
bình về tài nguyên nước
4 Hạ lưu sông Thị
Tính
300,5 730,5 243 Mức căng thẳng cao về tài
nguyên nước
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương năm 2014)
Bảng 4.4. Nhu cầu sửdụng tài nguyên nước đến năm 2020
TT Tiểu lưu vực W0 triệu
m3 W dùng triệu m3 Wdùng- /W0 % Đánh giá 1 Thượng lưu sông Sài Gòn
848,6 728,2 86 Mức căng thẳng cao về tài
nguyên nước cao
2 Hạ lưu sông Sài
Gòn
1.313,10 1691,3 129 Mức căng thẳng về tài
nguyên nước cao
3 Thượng lưu
sông Thị Tính
190 76,7 40 Mức độ căng thẳng trung
bình về tài nguyên nước
4 Hạ lưu sông Thị
Tính
300,5 1.359,2 452 Mức căng thẳng cao về tài
nguyên nước
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương năm 2014)
4.1.1.3. Mâu thuẩn trong quyền lợi sử dụng nước
Thế mạnh của huyện Bến Cát là công nghiệp và dịch vụ, do đó nguồn nước chất lượng tốt được ưu tiên so với các đối tượng khác. Đặc biệt đối với các khu công
nghiệp KCN tập trung mạnh mạng cấp nước được đầu tư hoàn chỉnh đảm bảo đư ợc
phần lớn nhu cầu sử dụng. Trong khi đó, một số khu vực nông thôn vẫn còn gặp khó khăn về nguồn nước cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.
Các sông chính cung cấp nước cho huyện Bến Cát chủ yếu sông Sài Gòn, sông Thị Tính nhưng lượng nước đến lại phụ thuộc vào chế độ vận hành các công trình thủy
lợi.
Ngoài ra, mâu thuẫn phát sinh do khai thác sử dụng chung nguồn nước giữa các địa phương trong huyện và giữa các huyện, thành phố xung quanh (giữa thượng nguồn
và hạ nguồn). Hiện tại chưa phát sinh tranh chấp đáng kể nhưng tương lai khi nhu cầu
sử dụng gia tăng và lượng nước đến hạn chế (thời tiết, BĐKH và quy trình vận hành liên hồ chứa ở thượng lưu) thì đây là vấn đề quan trọng cần được xem xét đến trong
quy hoạch phân bố nguồn nước.
Khi mâu thuẩn xảy ra có thể dẫn đến trình trạng tranh chấp nguồn nước vàảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất của người dân trên địa bàn.
4.1.1.4. Mâu thuẩn về mặt chất lượng nước
vấn đề này đã dẫn đến hệ quả làm gia tăng mức độ ô nhiễm của hệ thống nước mặt.
Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (các khu công nghiệp Bàu Bàng, KCN Mỹ Phước ....) trên địa bàn huyện Bến Cát đã tạo ra lượng nước thải ra các
nguồn nước, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và NTTS ở nông thôn (kể cả môi trường và HST).
Phát triển nông nghiệp cũng góp phần đưa vào nguồn nước những thành phần độc hại như phân bón, thuốc trừ sâu ... Điều này làm một số nơi nguồn nước bị ô
nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước cho sinh hoạt và NTTS (kể cả môi trường và HST). Hoạt động NTTS cũng góp phần ô nhiễm nguồn nước dùng cho sinh hoạt chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà cònảnh hưởng đến các nguồn chất lượng nước tốt.
Mặc dù huyện đã nhiều chủ trương tích cực nhằm quản lý và giảm thiểu mức độ
ô nhiễm đối với các nguồn thải tập trung nhưng vẫn tồn tại những vi phạm, đặc biệt là các nguồn thải phân tán. Các trường hợp vi phạm điển hìnhđã kịp thời kiểm tra xử lý
và xử phạt nhưng để đảm bảo đến năm 2020 vấn đề này phải được xem xét và có biện
pháp xử lý kịp thời để có giải pháp khắc phục các trình trạng xấu xảy ra.