Tăng cường vai trò và quyền hạn của các cơ quan thanh

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở Kho bạc tỉnh Ninh Bình (Trang 108)

kiểm toán nhà nước để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khi vi phạm

Trong quá trình điều hành và quản lý NSNN của chính quyền các cấp, việc cấp phát, phân bổ kinh phí của cơ quan tài chính; việc chấp hành trong quá trình chi tiêu của các đơn vị thụ hƣởng NSNN đã đúng và hiệu quả chƣa, thì cần phải có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, đó là HĐND các cấp, cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc...

100

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra là nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình chấp hành ngân sách, răn đe và xử lý đối với những vụ việc xâm tiêu, hiện tƣợng tiêu cực nhƣ tham ô, lãng phí trong quá trình sử dụng nguồn NSNN. Đồng thời, thông qua công tác thanh tra, kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc đối chiếu, kiểm nghiệm các cơ chế chính sách và các văn bản hƣớng dẫn của Nhà nƣớc xem đã phù hợp chƣa, để từ đó kiến nghị Nhà nƣớc và địa phƣơng bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Bên cạnh việc tăng cƣờng vai trò, quyền hạn công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm toán nội bộ của ngành KBNN. KBNN tỉnh có phòng Thanh tra để thực hiện chức năng này; phòng Thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất tại các đơn vị KBNN trực thuộc. Kiểm tra, kiểm soát của KBNN góp phần thực hiện chức năng giám đốc tài chính, là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Tài chính và ngành giao cho. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là công tác hết sức cần thiết không thể xem nhẹ trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của KBNN. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những biện pháp rất quan trọng bảo đảm sự an toàn ngân quỹ, tài sản Nhà nƣớc do KBNN quản lý. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát phát hiện những sai sót của cá nhân và tập thể trong việc thực hiện chế độ, chính sách tài chính nhà nƣớc và của ngành đề ra để có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời. Để cán bộ trong ngành thực hiện chế độ một cách nghiêm túc, đặc biệt là cán bộ đƣợc phân công làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát phát hiện những vấn đề bất hợp lý, những kẽ hở trong chính sách, trong quy trình nghiệp vụ, qua đó đề nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhằm làm cho chế độ của ngành ngày càng hoàn chỉnh hơn.

101

Một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của KBNN là triển khai tổ chức thực hiện tốt hoạt động của Thanh tra chuyên ngành KBNN theo Luật Thanh tra ngày 15/11/2010 và Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tài chính. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nƣớc đảm bảo kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính...

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở Kho bạc tỉnh Ninh Bình (Trang 108)