Báo cáo Chính trị đƣợc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã chỉ rõ định hƣớng về chính sách tài chính - ngân sách là: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là các công trình trọng điểm của quốc gia, việc phân bổ và thực hiện ngân sách; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí” [19].
Việt Nam đang kiên quyết đẩy mạnh toàn diện cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN cần phải tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và có những cải cách mạnh mẽ, hiện đại hoá nhanh chóng công nghệ hoạt động nhằm tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nƣớc. Qua đó, góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, xây dựng bộ máy hành chính nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam đã tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực (WTO, AFTA...) và mở rộng các quan hệ kinh tế song phƣơng, đa phƣơng nhƣ quan
83
hệ Việt - Mỹ, Việt Nam - EU, APEC, ASEAN,... Quá trình hội nhập vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức tác động đến cơ chế quản lý kinh tế nói chung, tài chính - ngân sách nói riêng, cụ thể:
Mở ra cơ hội và tiềm năng cho việc tiếp cận với các thông lệ và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực quản lý tài chính - ngân sách; đồng thời, cũng giúp tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ tƣ vấn và trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài.
Tạo ra áp lực buộc hệ thống cơ chế quản lý và quy trình thực hiện ngân sách, vay nợ của Chính phủ, chế độ kế toán, báo cáo thống kê trong lĩnh vực ngân sách, Kho bạc phải cải cách mạnh mẽ theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Hiện nay, Chính phủ, các Bộ, ngành đang đẩy mạnh công cuộc cải cách cả về thể chế chính sách và tổ chức bộ máy, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động KBNN, cụ thể:
Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đã khẳng định cải cách tài chính công là một trong 4 nội dung của chƣơng trình tổng thể. Trong đó, hƣớng tới mục tiêu là kiểm soát đầu ra, đơn giản hoá hệ thống định mức chi tiêu, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và hiện đại hoá nền hành chính.
Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã phê duyệt Dự án cải cách tài chính công với mục tiêu cơ bản là hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cƣờng trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia; tăng cƣờng năng lực quản lý nợ của Chính phủ. Trong dự án này, KBNN có vai trò đặc biệt quan trọng khi thực hiện triển khai và vận hành hệ thống thông tin quản lý
84
ngân sách – Kho bạc (TABMIS), một mô hình hệ thống thông tin quản lý hiện đại trên nền tảng của các cơ chế chính sách quản lý tài chính - ngân sách tiên tiến trên thế giới.