Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi NSNN

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở Kho bạc tỉnh Ninh Bình (Trang 44)

1.2.5.1. Nhân tố chủ quan

a. Số lƣợng và chất lƣợng cán bộ, nhân viên

Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi của KBNN là những ngƣời trực tiếp thực hiện việc kiểm soát chi NSNN. Số lƣợng, trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất lƣợng công tác kiểm soát chi. Yêu cầu với cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin đƣợc cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm đƣợc giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị. Vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảo: “vừa hồng, vừa chuyên” để đảm đƣơng nhiệm vụ kiểm soát chi một cách chặt chẽ, hiệu quả; đồng thời, cũng không phát sinh các hiện tƣợng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi.

b. Yếu tố vật chất kỹ thuật và công nghệ

Cơ sở vật chất- kỹ thuật của KBNN, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả công tác kiểm soát chi. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kiểm soát, thanh toán đã giúp tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, rút ngắn thời gian thanh toán, cập nhật, tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác tạo tiền để cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành. Chính vì vậy công nghệ thông tin là một trong những nhân tổ ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN. Thực tế cho thấy, quá trình phát triển của hệ thống KBNN luôn đƣợc sự đầu tƣ lớn, kịp thời của Nhà nƣớc để hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ

36

thuật, phƣơng tiện làm việc và đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin trong quá trình quản lý NSNN đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về quy trình quản lý nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN ngày một chặt chẽ, khoa học chính xác và tuân thủ cao từng bƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN muốn đạt kết quả cao cũng cần đòi hỏi tới một số điều kiện khác nhƣ hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN...nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả.

1.2.5.2. Nhân tố khách quan

a. Luật NSNN

Đối với những nƣớc có Luật ngân sách thì Luật này luôn quy định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong các nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, kiểm soát thu - chi và kế toán NSNN. Luật NSNN là yếu tố pháp lý, tạo nền tảng cho việc phát triển các nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN.

b. Chiến lƣợc tài chính

Chiến lƣợc tài chính của đất nƣớc trong từng giai đoạn xác định mục tiêu, các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả chấp hành, sử dụng NSNN, tăng cƣờng sự gắn kết giữa chi NSNN với việc thực hiện các mục tiêu chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội, cải thiện số lƣợng và chất lƣợng các dịch vụ công cộng; hiện đại hoá công nghệ tài chính, công nghệ kiểm soát chi tại KBNN, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý tài chính – NSNN phù hợp với tiến trình hội nhập.

c. Dự toán NSNN

Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế; phải

37

đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách và phải chi tiết; dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càng thuận lợi và chặt chẽ. Dự toán NSNN làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

d. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phƣơng, đơn vị thụ hƣởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

Các chính sách, chế độ tài chính - kế toán liên quan đến kiểm soát chi NSNN nhƣ: Kế toán nhà nƣớc, Mục lục NSNN, Định mức phân bổ NSNN, Định mức chi NSNN, Dự toán chi NSNN, Hợp đồng mua sắm tài sản công, Công cụ thanh toán, Kế toán NSNN

e. Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, để họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quan đến quỹ NSNN chứ không phải đó chỉ là công việc riêng của ngành Tài chính, KBNN. Các ngành, các cấp cần nhận thấy vai trò của mình trong quá trình quản lý chi quỹ NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ở Kho bạc tỉnh Ninh Bình (Trang 44)