Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 37)

Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực thấp ven biển phía Đông Bắc huyện Hoài Nhơn, thuộc vùng hạ du lưu vực hạ lưu sông Tam Quan, Trường Xuân. Theo các tài liệu nghiên cứu, phân tích bản đồ và khảo sát thực địa thực tế cho thấy: Địa hình trong vùng nghiên cứu bao gồm các dạng chính sau:

Địa hình bóc mòn

Quan sát thấy trên các đồi, núi của khu vực. Ở phía Đông Bắc của vụng có núi Trường Xuân, cấu tạo bởi đá granit và granodiorit của phức hệ Đèo Cả.

Nhìn chung, cấu tạo dạng địa hình này là loại đá cứng, chắc. Vì vậy, hình thái địa hình khá ổn định. Ở đây, thường chỉ xảy ra quá trình bóc mòn do dòng chảy mặt khi mưa. Hiện tượng xói do dòng chảy và sóng biển cơ bản không xảy ra, hay xảy ra rất chậm, và không dẫn tới lở nghiêm trọng.

Địa hình tích tụ

Dạng địa hình này tồn tại phổ biến xung quanh vụng. Ở phía Nam của vụng, dạng địa hình tích tụ phân bố thành dải chạy dài theo bờ biển về phía Đông Nam.

Cấu tạo dạng địa hình này là các thành tạo Đệ Tứ nguồn gốc sông, biển, sông biển hỗn hợp, thành phần chủ yếu là cát màu xám trắng, lẫn vỏ sò, hến, thực vật. Đây là loại đất yếu. Do vậy định hình này không ổn định, có thể xảy ra hiện tượng xói, bồi khi có chế độ thủy động lực khu vực thay đổi.

Địa hình tích tụ nguồn gốc biển: Địa hình này chiếm diện tích khá lớn, phân bố thành từng dải, kéo dài theo hướng á kinh, chủ yếu ven bở biển phía bắc cửa Tam Quan dọc thung lũng giữa các dãy núi cao, một phần nhỏ phân bố phía tây nam cửa Tam Quan.

Địa hình tích tụ nguồn gốc sông: Địa hình này phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống sông trong vùng, chúng phân bố trên diện tích khá rộng ở phía tây, tây nam cửa Tam Quan thuộc địa hình thấp phân bố lân cận hệ thống sông hiện tại bao gồm tướng bãi bồi và tướng lòng sông.

32

Địa hình tích tụ sông- biển- đầm lầy: Địa hình này khá phổ biến, chiếm phần lớn diện tích khu vực đồng bằng phía nam cửa Tam Quan. Các thành tạo này có địa hình cao hơn và phân bố hai bên trầm tích sông, có liên hệ mật thiết với tướng lòng sông, thường có địa hình cao hơn phân bố hai bên sông.

Địa hình tích tụ nguồn gốc biển- gió: Đặc điểm địa mạo rõ nét của dạng địa hình này là các cồn cát, đê đụn cát nhấp nhô trên bề mặt địa hinh. Chúng phân bố gần bờ biển hiện đại và song song với đường bờ, phân bố rộng rãi ven bờ phía bắc và nam cửa Tam Quan. Nguồn gốc do biển nhưng dạng địa hình tồn tại lại chịu ảnh hưởng nhiều của gió, tác nhân gió tác động tạo thành những nét đặc trưng của trầm tích gió ven biển. Phần địa hình thấp ven bờ chịu Ảnh hưởng của sóng biển, thuỷ triều nên có dạng địa hình thoải dần ra phía biển.

Địa hình đường bờ vùng nghiên cứu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam cửa Tam Quan và bị phân chia bởi cửa sông Tam Quan, núi Trường Xuân.

Phía Bắc cửa Tam Quan, đường bờ có hướng Đông Bắc - Tây Nam được cấu tạo thành do các doi cát và giới hạn bởi núi Trường Xuân. Vật liệu trầm tích được đưa ra từ các của sông Sa Huỳnh được vận chuyển nhờ dòng chảy ven bờ có hướng Đông Bắc - Tây Nam về phía cửa Quan.

33

Phía Nam cửa Tam Quan, đường bờ biển có dạng cánh cung lõm về phía Tây. Địa hình bãi triều trong khu vực nghiên cứu khá dốc, chiều rộng bãi triều khoảng 70 - 80 m. Trong khu vực không tồn tại các lạch triều tự nhiên nào. Nhìn chung địa hình đáy biển khu vực nghiên cứu dốc dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đối với bờ phía Bắc, một phần cuối bờ phía Nam cửa và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đối với đoạn bờ phía Nam gần kè mỏ hàn.

Hình 2. 4. Mặt cắt địa hình đáy biển mũi Kim Bông

Trên mặt cắt địa hình đáy biển có thể nhận thấy các đường đẳng sâu tại vùng biển Vĩnh Tuy và vùng biển Tam Quan có xu thế phân bố sát nhau hơn tại độ sâu từ độ sâu +2 đến -3 m, sau đó mật độ phân bố đường đẳng sâu này giảm dần theo chiều sâu (Hình 2.3). Tại khu vực trước mũi Kim Bông, đường đẳng sâu này có mật độ cao nhất ở khoảng độ sâu -1 đến -6 m, tương ứng với độ dốc ở đây là lớn nhất (Hình 2.4). Tại khu vực trước cửa ra vào luồng Tam Quan và 500 m bờ Tam Quan Bắc (bờ phía Nam kè), đường đẳng sâu có mật độ thấp nên địa hình thoải (hình 2.5 và 2.6).

34

Hình 2. 5. Mặt cắt địa hình đáy biển phía Nam kè Tam Quan

Hình 2. 6. Mặt cắt địa hình đáy biển phía Nam cửa Tam Quan

Như vậy, địa hình ven bờ vụng Tam Quan, có thể khái quát: trừ một số phần nhỏ thuộc núi Trường Xuân bờ biển dạng cứng, đã cố kết, còn lại hầu hết dạng mềm, chưa cố kết. Điều này nói lên rằng hiện tượng bồi xói hoàn toàn có thể xảy ra ở đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 37)