Nhóm giải pháp công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 91)

4.2.1.1.Thiết kế, xây dựng công trình chống bồi lấp

Theo các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, đoạn kè đang hiện có không có tác dụng ngăn cản sự bồi lấp cũng như xói lở khu vực nghiên cứu. Bởi nguồn trầm tích gây bồi lấp được vận chuyển từ phía bắc xuống. Do vậy, để ngăn cản hiện tượng bồi lấp này cần một công trình có thể ngăn được dòng trầm tích vận chuyển xuống gây bồi lấp cửa cũng như giảm nhẹ các tác động của quá trình biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, đảm bảo cuộc sống của người dân, đảm bảo tàu

86

thuyền đi vào cửa được dễ dàng hơn. Theo đó, học viên xin đưa ra một số kịch bản về xây dựng công trình kè, cảng nhằm thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

 Xây dựng thêm một kè ở phía Bắc, nơi mỏm núi Trường Xuân nhô ra xa biển nhất theo hướng Đông – Tây với chiều dài khoảng 300 mét, ra độ sâu 11 mét.

Kết quả chạy mô hình cho thấy rằng, quá trình bồi lấp vẫn diễn ra nhưng với tốc độ nhỏ hơn và tập trung ở phía Bắc cửa, ít ảnh hưởng tới sự ra vào của tàu thuyền qua cửa Tam Quan.

 Xây kè hình cánh cung ở phía Bắc: Kè hiện trạng kéo dài thêm 200m ra đến độ sâu khoảng 12m; kè phía Bắc có dạng hình cánh cung quay mặt lõm vào phía trong cửa, 2 đỉnh kè cách nhau 200m để tàu thuyền ra vào cảng.

Hình 4. 4. Biến đổi đáy khi xây dựng thêm kè phía Bắc

87

Hình 4. 5. Giải pháp xây dựng kè cánh cung ở phía bắc

Nguồn: Quách Thị Vân Anh, 2014

Xây dựng cửa Tam Quan thành cảng cá của Bình Định

-Tháo dỡ kè hiện trạng chỉ còn 350m, xây dựng khu vực cảng tại phía Nam cửa Tam Quan với kích thước chiều dài 800m, chiều rộng 400m.

-Xây dựng thêm kè phía Nam hình cánh cung với chiều dài 1,6km. Kè phía Bắc được xây dựng hình cánh cung với chiều dài 600m, 2 đỉnh kè cách nhau 300 m (hình 4.6)

Hình 4. 6. Xây dựng cửa Tam Quan thành cảng

88

Kết quả chạy mô hình cho thấy, với phương án này, hiện tượng bồi tụ – xói lở tại khu vực trong bối cảnh biến đổi khí hậu được giảm tới mức tối thiểu. Và việc xây dựng như trên rất phù hợp với mục tiêu phát triển mới của địa phương, đó là xây dựng Tam Quan thành cảng cá. Tuy nhiên, với giải pháp này, đòi hỏi một lượng vốn lớn và đầu tư trong thời gian dài.

Hình 4. 7. Diễn biến trầm tích khi xây dựng kè cánh cung ở phía Bắc và phía Nam

Nguồn: PGS. TS. Đỗ Minh Đức và nnk, 2014

4.2.1.2.Nạo vét luồng lạch

So với giải pháp công trình thì đây là một giải pháp ít tốn kém hơn nhiều mà lại mang lại hiểu quả tức thời và rõ rệt. Theo các kết quả nghiên cứu ở trên, thì nạo vét có thể coi là giải pháp khá tối ưu bởi chi phí thấp, hiệu quả ngay. Tuy nhiên, hiệu quả không kéo dài, do không có tác dụng gì tròng vấn đề ngăn nguồn vật liệu trầm tích từ phía bắc xuống (nguyên nhân chính gây bồi lấp cửa Tam Quan). Nhưng đây vẫn có thể coi là giải pháp khá hợp lý. Do vậy, học viên xin đề xuất giải pháp nạo vét nhằm thích ứng với quá trình bồi tụ - xói lở ở cửa Tam Quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

89

Vậy, chúng ta cần tiến hành nạo vét như thế nào để vừa đảm bảo sự thông thoáng của tuyến luồng, thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, vừa đảm bảo được sự ổn định của các công trình hiện có.

Trước tiên từ kết quả tính toán và theo địa hình cũng như đặc điểm nhu cầu sử dụng cho việc tàu thuyền đi lại và tránh trú bão an toàn tuyến luồng của khu vực địa phương.

Theo kết quả tính toán của Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ nêu trên, đoạn luồng AB từ cửa luồng đến khu vực đồn Biên phòng Tam Quan Bắc và đoạn luồng BD từ đồn Biên phòng Tam Quan Bắc đến cầu Thiện Chánh sẽ được ưu tiên mở rộng hơn với chiều rộng đáy B= 60m, đoạn luồng BC còn lại có chiều rộng đáy là B= 40m. Bảng tổng hợp kích thước luồng như sau:

Bảng 4. 1. Bảng tổng hợp kích thước luồng thiết kế

Đoạn luồng Chiều dài (m) Chiều rộng đáy (m) Mái dốc Cao trình đáy nạo vét (m) - NDL Đoạn AB 1575 60 9 -3,4 Đoạn BD 2100 60 9 -2,9 Đoạn BC 725 40 9 -2,7 Tổng chiều dài 4400 Nguồn: PGS. TS. Đỗ Minh Đức và nnk, 2014

Công tác nạo vét được thiết kế theo “Quy trình thi công và nghiệm thu công tác nạo vét và bồi đất công trình vận tải sông, biển thực hiện bằng phương pháp cơ giới thủy lực”, Bộ GTVT.

Các thông số nạo vét

- Thiết bị nạo vét: tàu hút phun;

- Mái dốc nạo vét: với vật liệu đáy luồng là cát rời, lựa chọn hệ số mái dốc luồng đào m = 9; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

90

- Sai số độ sạch theo chiều sâu nạo vét luồng: 0,4m.

- Sai số độ sạch mỗi bên rãnh đào ngoài phạm vi của luồng: 3,0m.

- Chiều rộng luồng đào thi công: không vượt quá 75m đối với tàu có công suất lý thuyết nhỏ hơn 600m3/giờ và 110m với tàu có công suất lý thuyết lớn hơn 600m3/giờ.

- Độ sâu thả vòi hút phải được điều chỉnh trước mỗi lần mực nước thay đổi 0,1m.

- Khu vực đổ đất: Có thể sử dụng đất đổ làm vật liệu tạo bãi, san lấp nền hoặc đổ tại vị trí có cao trình đáy > -20,0m với chú ý đất đổ không được ảnh hưởng đến luồng đào.

Khối lượng nạo vét

Khối lượng nạo vét được tính toán theo phương pháp diện tích trung bình 2 đầu (phương pháp AEA) với các thông số sau:

- Bình đồ sử dụng có tỷ lệ 1/5000;

- Khoảng cách giữa các mặt cắt đoạn luồng AB: 20m; - Khoảng cách giữa các mặt cắt đoạn luồng BD: 50m; - Khoảng cách giữa các mặt cắt đoạn luồng BC: 100m

Sauk hi tính toán, hiệu chỉnh khối lượng cần nạo vét ở khu vực cửa Tam Quan được tổng hợp theo bảng 4.2

Bảng 4. 2. Tổng hợp khối lượng nạo vét

Đoạn luồng Nạo vét cơ bản (m3 ) Hình học Sai số Tổng AB 75935,2 18893,3 94828,5 BC 62344 39003,5 101347,5 BD 31249,5 12747,25 43996,75 Tổng 169528,7 70644,05 240172,75 Nguồn: PGS. TS. Đỗ Minh Đức và nnk, 2014

91

Như vậy, ta có thể thấy rằng ta có thể tiến hành cho nạo vét trong khu vực cửa Tam Quan với lượng trầm tích khoảng 240 nghìn m3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 91)