Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 31)

Thực địa là khâu quan trọng, nó giúp chúng ta nắm bắt đối tượng nghiên cứu một cách sát thực nhất, để từ đó có các nhận định đúng đắn trong vấn đề nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa trong vùng nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đời sống người dân, hoạt động nhân sinh của người dân trong vùng và ghi lại những quan sát của người dân từ trước tới nay về sự bồi lấp và xói lở ở cửa Tam Quan. Đồng thời ghi nhận lại các vị trí các điểm bồi tụ - xói lở mạnh.

Công cụ hỗ trợ quá trình điều tra, khảo sát thực địa bao gồm:

- Định vị tọa độ điểm, tuyến khảo sát và các điểm bồi tụ - xói lở mạnh bằng GPS Garmin 62 sai số ± 3 m và Garmin 72 sai số ± 5 m., hệ toạ độ sử dụng nghiên cứu là Vn2000 múi 6 và UTM zone 49.

- Đo khoảng cách bằng ống ngắm khoảng cách Nikon laser 550AS và thước dây. Trong đó, ống ngắm Nikon 550 AS có khoảng cách đo từ 10 đến 500 m sai số 0.5 m. Thước dây được sử dụng đo khoảng cách nhỏ hơn 10 m và sai số 0.01 m.

- Máy ảnh: Chụp và quay lại tư liệu phục vụ báo cáo - Phiếu điều tra, phỏng vấn

Công việc cụ thể trong từng đợt điều tra:  Đợt điều tra khảo sát lần thứ nhất:10/2013.

Các nội dung thực hiện

-Phỏng vấn trực tiếp người dân đi tàu thuyền nhiều năm tại địa phương hoặc những vùng lân cận neo đậu tàu, thuyền tại cửa Tam Quan (có thể là chủ tàu hoặc không) theo mẫu phiếu.

-Chụp hình, quay video làm tư liệu nghiên cứu

26

- Định điểm, xác định tọa độ các điểm khảo sát

- Quan sát, chụp ảnh các điểm bị bồi lấp – xói lở mạnh

- Ra bãi đậu tàu thuyền, phỏng vấn các ngư dân vừa đi đánh bắt về.

- Đi phỏng vấn các ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm theo sự giới thiệu của người dân và chính quyền địa phương.

Hình 1. 3. Khảo sát thực địa tại cửa Tam Quan, tỉnh Bình Định

Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2013

Đợt điều tra khảo sát lần thứ hai: 3/2014

Trong đợt khảo sát này học viên chủ yếu tiến hành các điều tra về môi trường khu vực nghiên cứu. Để thực hiện, học viên đã tiến hành lập phiếu điều tra về hiện trạng môi trường cũng như những hậu quả do quá trình bồi tụ - xói lở gây ra. Từ đó đưa ra những đánh giá về tác động của quá trình bồi tu – xói lở tới môi trường sống của người dân và ngược lại.

Đồng thời, trong đợt thực địa này, học viên đã thu thập và ghi nhận thêm những tư liệu về quá trình bồi tụ - xói lở trong khu vực nghiên cứu, góp phần củng cố thêm luận chứng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 31)