Nhóm các giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 97)

Giải pháp phi công trình ở đây trước hết là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân và các tai biến của thiên tai và các nguyên nhân cơ bản (trong đó có tác nhân con người) gây xói lở, bồi tụ để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các luật: Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên nước… Mức độ thiệt hại do lũ lụt và xói lở không chỉ phụ thuộc vào các quá trình tai biến thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người trong khu vực. Khả năng thích ứng cao thì thiệt hại ít. Vấn đề đặt ra là quản lý sự phát triển sao cho thiệt hại do xói lở, bồi tụ gây ra là ít nhất. Vì vậy, chiến lược thích ứng không được tạo ra bất kỳ ranh giới nào trong các địa phương và giữa các cấp, ngành, đồng thời cần được đặt ra trong tổng thể ứng xử tai biến thiên nhiên và môi trường bao gồm bão, lũ, xói lở, cát bay, cát chảy…

Các giải pháp phi công trình trong thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan trong bối cảnh BĐKH được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của địa phương, hiện trạng, đặc điểm của tai biến kết hợp với các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống tai biến, thiên tai. Từ các nghiên cứu, học viên xây dựng các giải pháp phi công trình bao gồm các nhóm giải pháp sau:

- Giải pháp quản lý

- Giải pháp khoa học công nghệ - Giải pháp xã hội – giáo dục

4.2.2.1.Giải pháp quản lý

1. Quản lý dựa vào pháp luật

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và hoàn thiện sẽ tạo môi trường pháp lý cần thiết để thực hiện khung kế hoạch hành động ứng phó tốt nhất với các tai biến thiên nhiên, thiên tai trong bối cảnh BĐKH cho tỉnh. Cần có sự lồng ghép chặt chẽ giữa thích ứng với biến động khí hậu và công tác phòng chống thiên

92

tai, phòng chống tai biến như luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2014. Việc kết hợp các luật đã có và cập nhật các văn bản luật mới trong quá trình xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với các tai biến, thiên tai nói chung và tai biến bồi tụ - xói lở nói riêng trong bối cảnh BĐKH là vô cùng cần thiết. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thu được và tình hình thực tế trong phạm vi luận văn, học viên xin đưa ra một vài giải pháp quản lý về pháp luật liên quan tới phòng chống bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến động khí hậu khu vực cửa Tam Quan như sau:

- Ban hành văn bản hướng dẫn giám sát việc tích hợp BĐKH vào các chương trình phát triển tổng thể của các ngành, lĩnh vực của địa phương, các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ. Đặc biệt, với các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH và NBD như cửa Tam Quan.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, NBD (đặc biệt là các vùng ven biển, cửa sông, cửa biển) với các chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai.

- Thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai cho tỉnh, huyện và ban phòng chống thiên tai ở các xã, thị trấn để kịp thời hỗ trợ, ứng phó khi cần thiết.

- Từng bước nghiên cứu, lồng ghép vào việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trong bối cảnh có sự BĐKH ứng với từng giai đoạn; đồng thời từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng năng lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến địa phương.

2. Quản lý dựa vào chính sách

Bên cạnh luật pháp thì các chính sách là một công cụ quản lý khá hiệu quả. Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ người dân:

93

-Có các chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn nhân lực và giải pháp tor chức thực hiện các công tác phòng chống tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh mới

- Xây dựng các phương án di dời dân sinh sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, có các chính sách hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với các đối tượng bị thiệt hại do tai biến nói chung và bồi tụ - xói lở nói riêng.

- Có các chính sách khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống tai biến; khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng các công trình, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động phòng chống tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh BĐKH.

- Ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro do tai biến; hỗ trợ với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doạnh ở các khu vực có nguy cơ xói lở - bồi tụ cao.

- Chính sách hỗ trợ người dân về nguồn vốn và khoa học công nghệ trong quá trình thu gom, xử lý các rác thải đã được xả xuống khu vực cửa Tam Quan.

- Chính sách hỗ trợ người dân trong vùng khắc phục những thiệt hại do bão, lũ, nước biển dâng gây ra.

3. Quản lý dựa vào cộng đồng

Để có thể quản lý hiệu quả trong bất kỳ lĩnh vực nào thì đều cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng dân cư trong khu vực quản lý. Để làm được điều này, đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt được hoàn cảnh đời sống của nhân dân trong vùng (dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế, ngành nghề lao động…) để từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp. Trong khu vực nghiên cứu, đa số người dân đều có học thức. Tuy nhiên, phong tục, tập quán và nhiều thói quen sinh hoạt như xả thải rác thải sinh hoạt trực tiếp xuống cửa sông… khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả quản lý, chính quyền địa phương cần phải thường xuyên tiếp xúc trao đổi lấy ý kiến của người dân để kịp thời nắm bắt tình

94

hình bồi tụ - xói lở trong khu vực để có các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời, đảm bảo hoạt động và đời sống của người dân không bị ảnh hưởng.

Cộng đồng, đặc biệt dân cư sống trong khu vực nghiên cứu vừa là kênh thông tin để các nhà quản lý nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương vừa là nguồn nhân lực tại chỗ ứng phó kịp thời khi có tai biến xảy ra.

4.2.2.2.Giải pháp khoa học – công nghệ

Giải pháp Khoa học Công nghệ là giải pháp quan trong, đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH ngày càng phức tạp thì giải pháp này giúp giảm thiểu hiệu quả các tác động của tai biến, với các công tác dự báo, phòng tránh và hỗ trợ trong và sau khi tai biến xảy ra. Áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thông tin dự báo, thông tin liên lạc, nghiên cứu các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại tai biến bồi tụ - xói lở trong khu vực nghiên cứu.

 Trong thông tin dự báo, thông tin liên lạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trong dự báo tai biến, mà cụ thể là tai biến bồi tụ - xói lở thì xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn là vô cùng quan trọng.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng chống tai biến, thiết bị quan trắc tự động truyền tin, hệ thống thông tin cảnh báo sớm

- Phương tiện, khoa học kỹ thuật trong quá trình thích ứng và giải quyết các vấn đề do tai biến gây ra. Chẳng hạn, phương tiện kỹ thuật trong việc nạo hút cát khu vực cửa bị bồi lấp.

 Trong nghiên cứu đặc điểm, nguyên nhân và các giải pháp

- Thứ nhất, cần đầu tư công nghệ, nghiên cứu khoa học trong việc tính toán tốc độ bồi – xói trong khu vực theo thời gian để từ đó có những định hướng giải quyết và phát triển trong tương lai.

95

- Thứ hai, đầu tư khoa học – công nghệ trong công tác dự báo về diễn biến của thời tiết, thiên tai và các tai biến để có các biện pháp ứng phó và quản lý kịp thời, hiệu quả

Trong nghiên cứu hướng phát triển mới của địa phương

- Khu vực cửa Tam Quan có tiềm năng phát triển cảng biển. Do đó, để phát huy thế mạnh này cần có các nghiên cứu chi tiết, đặc biệt là ảnh hưởng của tai biến bồi tụ - xói lở khi xây dựng hệ thống cảng mới để giảm thiểu tới mức tối đa những ảnh hưởng tới tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên trong vùng, nhằm phát triển hiệu quả nhất những tiềm năng sẵn có.

4.2.2.3. Giải pháp giáo dục – xã hội

Để thích ứng hiệu quả nhất với các loại tai biến nói chung và tai biến bồi tụ - xói lở nói riêng trong bối cảnh biến đổi khi hậu ngày càng diễn ra phức tạp thì con người là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình thích ứng. Trước hết, là cần phải có một đội ngũ các nhà quản lý đủ năng lực và kiến thức để đưa ra những phương án tối ưu nhất, bên cạnh đó không thể thiếu được sự chung tay giúp sức cửa người dân địa phương.

1-Với các nhà quản lý

Đây là lực lượng chính sẽ đưa ra những giải pháp để quản lý hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn đòi hỏi những cán bộ này phải có những kiến thức chuyên môn chuyên ngành vững chắc, bên cạnh đó cần phải hiểu thêm các kiến thức về biến đổi khí hậu và nước biển dâng cùng các tác động của chúng tới các đời sống nhân dân, tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên mà cụ thể là tai biến bồi tụ - xói lở. Cụ thể:

- Tăng cường, thúc đẩy hoạt động của Văn phòng điều phối về biến đổi khí hậu (viết tắt là CCCO Bình Định) để kịp thời nắm bắt tình hình ở từng địa phương và tham mưu các chính sách hỗ trợ cho Tỉnh.

- Tăng cường nâng cao, bổ sung trình độ, kiến thức cho các cán bộ cấp cơ sở về quản lý, nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, đặc biệt là các kiến thức về tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu cùng các tác động và giải pháp ứng phó.

96

- Cán bộ cấp cơ sở là bộ phận rất quan trọng trong quá trình quản lý, bởi dây là bộ phận nắm tình hình cụ thể ở từng địa phương rõ nhất. Mặt khác, do sinh sống tại địa phương, nên luôn kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình khi có sự cố xảy ra. Do vậy, cần cử cán bộ quản lý cấp xã, cấp huyện đi tập huấn các kiến thức về cách ứng phó với tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng để kịp thời

- Tuyển dụng thêm các cán bộ trẻ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên ở các cấp.

2-Với các ban ngành liên quan

-Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước và các quỹ phòng chống thiên tai, địa phương cần thành lập quỹ phòng chống, giảm thiểu và khác phục các hậu quả của tai biến để sử dụng kịp thời khi cần thiết

-Tổ chức, xây dựng các đội dân quân tự vệ, các đội tình nguyện để kịp thời tham gia, theo sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền tham gia ứng phó, hỗ trợ giải quyết các hậu quả của tai biến.

3-Với người dân địa phương

Đây là đối tượng trực tiếp sinh sống và hoạt động trong khu vực. Đa phần người dân đều sinh sống bằng nghề cá, nghề biển. Do vậy, việc bồi – xói cửa Tam Quan có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân nơi đây. Do vậy, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương trong thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết.

Người dân địa phương vùng nghiên cứu đa phần là những người chưa có những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, các tác động cũng như các biện pháp thích ứng với các hiện tượng này. Do vậy, cần tuyên truyền phổ biến kiến thức giúp người dân hiểu rõ vấn đề trên. Từ đó, họ sẽ có thái độ và hành động tích cực với các chính sách và biện pháp quản lý mà địa phương đưa ra trong vấn đề thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh mới.

97

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phổ biến kiến thức về thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dâng cao mực nước biển. Đồng thời, tổ chức các buổi diến tập ứng phó khi có sự cố do tai biến mang lại giúp người dân sớm có ý thức, biết cách chủ động ứng phó, thích nghi nhằm giảm nhẹ thiệt hại.

4-Với đối tượng học sinh

Đây là đối tượng cần được quan tâm trong giải pháp giáo dục xã hội bởi đây không những chỉ là những thế hệ chủ nhân tương lai của địa phương mà còn là một lực lượng có tác động tích cực tới ý thức của người dân. Do vậy, cần thực hiện một số biện pháp sau:

-Kết hợp lồng ghép vấn đề vào các chương trình ngoại khóa trong các trường học giúp học sinh trong vùng tiếp cận vấn đề từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

-Phát động các phong trào, hoạt động liên quan như cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu, các tác động và giải pháp thích ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả được trình bày ở trên, một số kết luận được rút ra như sau: 1. Khu vực cửa Tam Quan, tỉnh Bình Định hiện là khu neo trú tàu thuyền quan trọng của khu vực và lân cân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng của tai biến bồi tụ - xói lở. Đặc biệt, khu vực trong cửa Tam Quan bị bồi lấp nghiêm trọng gây khó khăn cho hoạt động ra vào cửa của tàu thuyền, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh sống của người dân trong vùng.

2. Nguyên nhân chính gây ra bồi lấp cửa Tam Quan là do nguồn trầm tích được vận chuyển từ phía Bắc xuống. Kè phía Nam hiện nay không ngăn được bồi lấp cửa vì chỉ chặn được bùn cát vận chuyển từ phía nam lên với khối lượng không lớn. Bờ phía nam cửa tương đối ổn định.

3. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, dưới sự tác động của các yếu tố dâng cao mực nước biển, bão thì quá trình bồi tụ - xói lở diễn ra phức tạp hơn. Bên cạnh đó thì bão là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh tới quá trình bồi tụ - xói lở, đặc biệt là quá trình bồi lấp luồng tàu.

4. Để thích ứng với tai biến bồi tụ xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay cần phải có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành và người dân địa phương, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công trình như xây dựng kè, nạo vét luồng lạch, trồng rừng phòng hộ nhằm giảm thiểu và thích ứng với các tác động của quá trình bồi tụ - xói lở tới môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống của người dân trong khu vực. Nghiên cứu hướng tới giải pháp quy hoạch phát triển cửa Tam Quan thành cảng cá lớn của khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tai biến bồi tụ xói lở khu vực cửa tam quan, tỉnh bình định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng (Trang 97)