Cửa biển Tam Quan là một trong những cửa biển có lượng tàu thuyền ra vào lớn và khu cảng cá lớn nhất miền Trung với hàng nghìn tàu thuyền, trong đó có hơn 2000 tàu đánh bắt của tỉnh Bình Định và các địa phương lân cận. Do vậy, việc đảm bảo duy trì hoạt động của cửa luôn được các cấp, ban ngành và chính quyền địa phương quan tâm. Hiện nay, các giải pháp hiện có với mục đích chống hiện tượng bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan và thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, bao gồm:
82
1.Giải pháp công trình kè
Trong khu vực cửa Tam Quan có các công trình phục vụ nghề cá được đầu tư lớn và kiên cố như; cảng cá, kè, hệ thống bảng chỉ dẫn phân luồng và hậu cần nghề cá. Vai trò của các công trình này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề khai thác thủy sản, bám biển của ngư dân.
Công trình kè Tam Quan được xây dựng với mục đích ngăn cản việc bối lấp cửa Tam Quan để tàu thuyền ra vào cửa thuận lợi hơn. Cùng với mỏm núi Trường Xuân ở phía Bắc, tạo thành một hệ thống kè kè ngăn cát cho cửa biển Tam Quan. Công trình kè này dài 450m (1998 - 2001) và được xây dựng 450m trong giai đoạn 2 (2006 - 2008). Sự hiện diện của kè này đã làm thay đổi chế độ thủy động lực của cửa biển, và việc xây dựng kè này dường như có tác dụng tốt đối với vận tải thủy. Tuy nhiên sau một thời gian thì xuất hiện bồi lấp trong luồng tàu ở phía gần mũi kè phía biển, tàu thuyền ra vào cảng gặp nhiều khó khăn nhất là khi triều rút và sóng lớn. Cụ thể, theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy, nếu như trước khi xây dựng kè, thì luồng lạch thay đổi theo thời kì, theo mùa, do vậy tàu thuyền khi thì đi sát núi, khi thì đi chính giữa, lạch này cạn thì đi lạch khác. Nhưng sau khi 400m (1998 – 2001) kè đầu tiên được xây dựng thì luồng lạch được cố định ở sát kè, do vậy tàu thuyền chủ yếu đi ở phía sát kè. Mực nước ở cửa sâu, do đó việc đi lại của tàu thuyền cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi xây dựng thêm 450m kè lần hai (2006 – 2008) thì luồng lạch có xu hướng chuyển dần sang bên phía vách núi, do vậy, các tàu thuyền, đặc biệt là tàu lớn muốn ra khơi phải men theo luồng phía bên vách núi để ra. Được biết, sau khi kè được hoàn tất (năm 2006) cửa có xu hướng bị bồi lấp mạnh, nhiều cồn bãi nổi lên, lạch bị cạn hơn khiến việc đi lại của tàu thuyền trở nên khó khăn. Tàu lớn khi ra khơi phải thuê một ghe nhỏ dẫn ra. Mặt khác, do cửa cạn, nên sóng có xu hướng mạnh hơn, do vậy rất nguy hiểm cho tàu thuyền khi vào cửa. Các tàu thuyền thường phải đợi khi nước lớn, sóng êm mới vào đậu, không thì phải đậu tàu thuyền ở các cửa lân cận như cảng Quy Nhơn.
83
Hình 4. 1. Công trình kè Tam Quan
Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2013
2.Giải pháp nạo vét
Thời gian gần đây, do việc bồi lấp diễn ra mạnh, gây ảnh hưởng tới việc ra vào cửa của tàu thuyền, nên chính quyền địa phương đã cho tiến hành nạo vét khơi thông luồng lạch. Tuy nhiên, việc nào vét nạo vét này thường được tiến hành khi cửa bị cạn không thể đi lại được và không xác định khối lượng cụ thể. Theo người dân địa phương cho biết, mỗi lần nạo vét như vậy, thì chỉ được khoảng 2 – 3 tháng thì cửa lại bị bồi lại, gây khó khăn cho tàu thuyền trong quá trình ra vào.
Hình 4. 2. Nạo hút cát khi cửa cạn
84
3.Trồng rừng phòng hộ tại khu vực phía nam kè
Khu vực phía nam kè là khu vực có nhiều hiện tượng bị xói lở bờ. Để phòng ngừa những tác động của hiện tượng này, người dân và chính quyền khu vực sớm đã có phương án trồng rừng phòng hộ để bảo vệ khu dân cư bên trong. Tuy nhiên, việc trồng cây phòng hộ ở đây còn ở quy mô, diện tích nhỏ, ít có tác dụng khi xảy ra bão, lũ, nước biển dâng.
Hình 4. 3. Trồng cây phòng hộ ven bờ biển
Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2013
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI TAI BIẾN BỒI TỤ - XÓI LỞ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU