Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 76)

a. Giải pháp về chính sách, pháp luật đất đai

- Kiến nghị với UBND Thành phố Hồ Chí Minh sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể các nội dung của Luật đất đai năm 2013 cho 24 quận, huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 12 nói riêng để

thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan cho người dân.

- Phải cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và các văn bản khác có liên quan để triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Đối với những trường hợp khó khăn vướng mắc không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương phải kịp thời báo cáo, xin chủ trương của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, các Sở, Ngành liên quan để thực hiện đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

- Thường xuyên chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm các tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích trái pháp luật.

b. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính.

- Thường xuyên cập nhật biến động đất đai, đây là cơ sở cho việc quản lý về đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng một cách hiệu quả.

- Đồng bộ, thống nhất trong công tác xây dựng cơ sơ dữ liệu của ngành và hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo năng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác quản lý của Quận nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu thành phố vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai" .

Đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính (do bản đồ địa chính lập năm 2004-2005 đã bị biến động trên 40%), cấp đổi Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội.

c. Giải pháp về quy hoạch

- Tổ chức, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dựng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết theo quy định và vận động người dân tự giác thực hiện theo quy hoạch; đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý đất đai theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để ngăn chặn kịp thời các vi phạm đồng thời phát hiện và điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả kinh tế cao.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với nội dung quy hoạch sử dụng đất và cả quy hoạch chuyên ngành của Quận, khắc phục và tránh quy hoạch treo, dự án treo.

d. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Ban hành quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để thực hiện trên địa bàn quận. Quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn, thời gian thụ lý của các cơ quan phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và UBND phường đảm bảo phù hợp Luật đất đai năm 2013 để thực hiện công tác này được đồng bộ.

- Chỉ đạo các phòng Tài nguyên và Mổi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và UBND các phường phối hợp tập trung giải quyết dứt điểm những hồ sơ trễ hẹn, đối với những trường hợp khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo xin chủ trương tham mưu giải quyết cho người dân; đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đảm bảo đúng hẹn trả hồ so cho người dân. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết phải kịp thời có văn bản trả lời và hướng dẫn cho cho người dân được rõ.

- Chủ động đề xuất, xin ý kiến của UBND Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn giải quyết những hồ sơ vướng mắc trong quá trình thụ lý hồ sơ để giảm lượng hồ sơ trể hẹn.

e. Giải pháp về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Kiến nghị Thành phố điều chỉnh các chính sách liên quan đến hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm giảm sự chênh lệch giữa mức đền bù của các loại đất với giá thực tế, đặc biệt đối với giá đền bù đất nông nghiệp. Từ đó đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và giảm khiếu nại của người dân.

Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương trong quá trình vận động thu hồi đất để thực hiện tiến độ các dự án được đảm bảo.

Tạo lập và hoàn thiện thị trường bất động sản lành mạnh trong đó việc định giá đất phải sát với giá thị trường là khâu then chốt. Với người bị thu hồi đất thì â nhất phần đền bù, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng cũng đủ để mua nhà tái định cư và tạo dựng cuộc sống sau này.

Nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải phóng mặt bằng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ quan chính quyền từng bước tiến tới một Nhà nước pháp quyền của dân. do dân, vì dân.

Kiên quyết xử lý các trường hợp chống đối, cố tình vận động nhân dân khiếu kiện không có cơ sở. Đối với cán bộ, công chức vi phạm phải được xử lý nghiêm tỉnh, không né lánh hoặc không được xử lý qua loa để tạo dựng được lòng tin của nhân dânThu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều bức xúc, khiếu kiện, tranh chấp nhất trên địa bàn quận hiện nay.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phải trên quan điểm, đường lối, chủ trường của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai; phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất.

f. Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, xây dựng hệ thống kết nối mạng thông tin đất đai theo chương trình của Sở Tài nguyên va Môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin về đất đai của các ngành và của người dân.

- Ứng dụng các công nghệ mới phù hợp vào công tác địa chính và quản lý đất đai; Phối hợp với cấp trên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ vận hành.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ như: viễn thám, GIS, thành lập bản đồ 3D... trong công tác lập quy hoạch khu vực đô thị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng đất đai .

- Trang bị đồng bộ và kịp thời thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu công tác chuyển giao công nghệ mới vào quản lý sử dụng đất và lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

g. Nhóm giải pháp về xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường

- Những nơi địa hình thấp trũng nhất là khu vực phía Đông của quận thuộc các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và một phần phường Thới An cần giữ lại diện tích không gian mở một cách hợp lý để giữ nước và chống ngập. Hết sức hạn chế việc san lấp sông rạch để xây dựng. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống đê bao và cây xanh ven sông Sài Gòn và các sông, rạch trên địa bàn quận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với quản lý ngập: Phát triển nhiều mảng xanh lớn tại những vùng đất thấp thuộc khu vực Đông Bắc quận và dọc sông Sài Gòn. Đồng thời tận dụng tối đa những phần đất trống để tạo mảng xanh trong khu vực đô thị. Xây dựng hệ thống hồ điều tiết nhằm điều tiết nước, hạn chế ngập úng do thủy triều và nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Từng bước di dời bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp xen trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo vệ sinh môi trường. Chuyển các cơ sở công nghiệp có mức độ ô nhiễm cao, độc hại ra các khu cụm công nghiệp ngoại thành.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo, nạo vét tuyến kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên, dự án bờ hữu sông Sài Gòn và xây dựng nhà máy xử lý nước thải cuối lưu vực Tham Lương - Vàm Thuật để xử lý tập trung ô nhiễm trước khi nước đổ ra sông Sài Gòn. Đồng thời xây dựng hành lang xanh bảo vệ dọc các tuyến kênh rạch, nhằm ngăn cách với khu dân cư và tạo cảnh quan đô thị.

- Tăng cường công tác quản lý về môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm về ô nhiễm môi trường, đồng thời có kế hoạch kiểm tra giám sát định kỳ đối với các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm. Đánh giá và giám sát chặt chẽ về tác động

môi trường đối với các dự án đầu tư.

h. Nhóm giải pháp về đầu tư và phát triển

Tăng cường công tác phát triển quỹ đất, kiến nghị thành phố bố trí vốn để đền bù, giải phóng mặt bằng đối với quy hoạch 15 khu thương mại, dịch vụ kêu gọi đầu tư và các hạng mục công trình công cộng: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch trước khi thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Đẩy mạnh công tác đấu thầu dự án sử dụng đất theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận để chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Hạn chế việc giao đất cho các dự án kinh doanh theo hình thức chỉ định chủ đầu tư ngoại trừ dự án xây dựng công trình công cộng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến đầu tư các công trình, dự án thuộc thẩm quyền cấp quận, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình.

Lựa chọn các dự án mang tính đột phá tạo động lực phát triển để ưu tiên đầu tư trước, nhất là các dự án phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực xã hội hóa như y tế, giáo dục, văn hóa...

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng bằng hình thức ưu tiên cho vay vốn trung dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục, giải phóng mặt bằng… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia cải tạo, mở rộng các đường hẻm, chỉnh trang mặt tiền các tuyến đường theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm (theo Nghị quyết số 16-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khóa 8); lập dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp thông qua hình thức ngân hàng hỗ trợ tín dụng cho đối tượng đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội.

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án phát triển nhà ở, nhằm có biện pháp xử lý kịp thời đối với các nhà đầu tư không có khả năng thực hiện, hoặc triển khai thực hiện chậm tiến độ, tránh tình trạng thực hiện dự án kéo dài.

i. Giải pháp về tổ chức, cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cường hơn nữa sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Quận uỷ và UBND Quận đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể:

- Ổn đinh, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai tại các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường.

- Thường xuyên tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường.

Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình giải quyết hồ sơ hành chính liên quan về đất đai tinh gọn, giảm thời gian thụ lý hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thực hiện từ UBND phường đến UBND quận.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

a. Kết luận

Quận 12 là một Quận mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1997. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, với tác động của quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi mọi mặt đời sống nhân dân cũng như sự biến động rất lớn về cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Quận. Tuy nhiên, sự phát triển này đã ảnh hưởng và phát sinh không ít khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận như: việc sử dụng đất không đúng đích, việc xây dựng nhà ở không phép, việc chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp còn diễn biến phức tạp …

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12 trong những năm qua đã đạt được những kết quả rõ rệt như: công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ cao so với thành phố Hồ Chí Minh; quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất của Quận đã được lập và phê duyệt; đã ngăn chặn và hạn chế các vi phạm về đất đai như lấn, chiếm đất đai, xây dựng sai phép, không phép, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp, giảm các tranh châp, khiếu kiện về đất đai. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12 vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn do những nguyên nhân sau:

1. Công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác quản lý nhà nước về đất đai còn chưa chủ động, kịp thời.

2. Công tác quy hoạch, kế hoạch tổng thể và chi tiết còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của quận.

3. Hệ thống hồ sơ địa chính chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế chưa phù hợp tình hình biến động đất đai trên địa phương.

4. Phần lớn nhân sự tham mưu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận mới được tuyển dụng nên kinh nghiệm thực tế so với yêu cầu nhiệm vụ chưa đáp ứng đủ trong tình hình mới.

5. Các điều kiện về trang thiết bị, chỗ làm việc, kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật chuyên môn cần thiết còn gặp nhiều nhiều khó khăn.

b. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12 trong tình hình hiện nay và trong thời gian tới, Quận 12 cần thực hiện một số nội dung sau:

- Phát huy nguồn lực tự nhiên, thế mạnh vốn của Quận, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của quận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 76)