C: người bán không được hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm D: người bán sử dụng tay để bốc thức ăn chín.
8. Giải pháp 8: Trong vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu có dấu hiệu vi phạm,
3.3. Kết quả đánh giá hiện trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng
- Tại địa bàn TP. Đà Nẵng chiều ngày 21/1 hầu hết những người bán hàng rong đều trả lời chưa nghe gì về quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), cụ thể là những quy định tại Thông tư 30 của Bộ Y tế, bắt đầu có hiệu lực từ 20/1. Thậm chí nhiều chủ hàng rong thản nhiên hỏi lại: “Hàng rong thì cần gì đi tập huấn ATVSTP? Hàng rong: “Chưa nghe quy định mới về ATVSTP"
Khi được hỏi về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, một anh đang bán hủ tiếu trên đường Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng) cho biết chưa hề nghe nói tới.
Anh cho biết đã mưu sinh với quán hủ tiếu này đã được 10 năm nay nhưng chưa bao giờ đi tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, và thịt chả mua về thì cứ để bên ngoài bán chứ cần gì đi tập huấn ATVSTP”.
Trong khi đó, nếu đối chiếu với quy định tại Thông tư 30 của Bộ Y tế thì hàng rong này đã “dính” nhiều vi phạm như: người bán không có găng tay, thức ăn chín chế biến xong không được che đậy kỹ lưỡng…...và người bán không đeo găng tay khi chế biến các món Một chủ hàng rong tên Huệ đang bán bún mắm ở trong Chợ Cồn (Đà Nẵng) nói “lý”: “Tôi chưa bao giờ đi tập huấn về ATVSTP cả. Cần gì phải đi tập huấn. Mà tôi cũng biết có đi tập huấn thì người ta cũng bảo phải đeo găng tay, hàng bán phải có nhãn mác đàng hoàng. Nhãn mác hàng hóa thì cứ kiểm tra đi thì biết, có đầy đủ cả. Còn đeo găng tay thì chịu.
Đến tầm chiều khách ăn đông, tay không đây còn không kịp bán chứ đừng nói là đep gang tay, ‘‘khó lắm”.
Hình 47.Tiếp xúc với thức ăn không mang găng tay
Hỏi tiếp một người bán đồ ăn ở vỉa hè gần ngay big C đường Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng), khi được hỏi đến sao thức ăn chị không che đậy,chị cho biết “ khách ra vào liên tục,nên cần gì che đậy làm gì cho mất công mà cũng chả sao đâu mà em sợ, chị bán ở đây biết bao nhiêu năm rồi,khách ăn có chuyện gì thì chị đã không giám bán.''
Đề xuất quản lý hàng rong từ gốc
Theo thống kê Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Đà Nẵng cho biết: Trong năm 2014, thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra hơn 6.300 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh
cơ sở vi phạm, trong đó cảnh cáo hơn 600 cơ sở, xử phạt 100 cơ sở với tổng số tiền 240 triệu đồng.
Hình 48. Thức ăn không được che đậy
Ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng cho biết: Các đoàn thanh tra liên ngành của thành phố tiếp tục kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nguồn thực phẩm ở các nơi tập trung về Đà Nẵng nhiều phục vụ cho dân, cho nên Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở cả 3 cấp.
Những quy định về ATVSTP trong Thông tư 30 của Bộ là phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, và có thể triển khai quản lý, thanh kiểm tra… để đảm bảo ATVSTP, bảo vệ người tiêu dùng được.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết, số liệu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên chưa bao gồm hàng rong. Ông Tiến thừa nhận, việc quản lý ATVSTP đối với hàng rong là khó khăn chung của lực lượng chức năng khi triển khai Thông tư 30 của Bộ Y tế không riêng gì Đà Nẵng, trong đó có những bổ sung sửa đổi để phù hợp với Nghị định 38 về Luật An toàn thực phẩm. Nguyên nhân do hàng rong không cố định về địa điểm cũng như thời gian hoạt động kinh doanh, rất khó quản lý.Theo ngành chức năng, việc quản lý, kiểm soát để đảm bảo ATVSTP đối với hàng rong gặp khó do các quầy hàng di động này không cố định về địa điểm cũng như thời gian hoạt động buôn bán
Trước khó khăn trên, ông Tiến cho biết sắp tới ngành sẽ có đề xuất với cấp trên là thành lập các đội quy tắc kiểm tra, nhắc nhở hàng rong ở trước các cổng trường, khu công nghiệp… về các quy định đảm bảo ATVSTP.
Cũng theo ông Tiến, riêng đối với hàng rong thì không cần phải có giấy chứng nhận ATVSTP mà chỉ cần được tập huấn, phổ biến các quy định về ATVSTP và khám sức
lực lượng chức năng phát hiện có sai phạm không đảm bảo ATVSTP thì vẫn xử phạt. Theo quy định, mức phạt tối thiểu là 500 nghìn đồng, tối đa là 3 triệu đồng.
Hình 49. Các ca ngộ độ được đưa đi cấp cứu
Theo thống kê của cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì : đầu năm 2014 đến 3/2015 , cả nước đã ghi nhận 202 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 10562 người mắc,49 người tử vong.
So với cùng kỳ năm 2013, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22 vụ (tăng 13%), tuy nhiên số mắc giảm 402 người (giảm 7,2%), số ca đi viện giảm 901 người (giảm 17,9%) nhưng số ca tử vong tăng 15 người (tăng 53,6%).
Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, nguyên nhân gây tử vong trong các vụ ngộ độc thực phẩm phần lớn do độc tố tự nhiên có sẵn trong cóc, cá nóc, ốc biển lạ, rượu ngâm cây, rễ rừng, ve sầu nhiễm nấm, độc tố vi nấm trong bánh trôi ngô mốc...Cục trưởng Cục ATTP ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các viện khu vực, các Chi cục ATVSTP tại địa phương để theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Từ lâu, thức ăn đường phố là một nhu cầu của người dân đô thị, việc phát triển các loại hình thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu của xã hội đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này là những mối nguy hại tới sức khỏe, tính mạng khách hàng, thậm chí là cả cộng đồng
Dịch vụ thức ăn đường phố như một hiện tượng phổ biến của đô thị hóa. Bên cạnh là nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng, rẻ tiền, tiện lợi đáp ứng được nhu cầu ăn uống hàng ngày của người lao động và thức ăn đường phố cũng tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho những người có ít vốn đầu tư. Thức ăn đường phố mang lại thường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng... Tình trạng mất an toàn vệ sinh của nguồn thức ăn này từ khâu xuất xứ đến khâu chế biến và bảo quản...đã
dẫn đến hàng loạt vụ ngôc độc vệ sinh thực phẩm trong cả nước nói chung, và ở Đà Nẵng nói riêng.
Điều này là mối đe doạ tiềm ẩn mà người tiêu dùng không biết được tầm nguy hại của nó đối với sức khoẻ và tính mạng mình. Không chỉ riêng các khu chợ, vỉa hè, các cổng trường học mà tại những nơi sức khỏe được quan tâm hàng đầu như ở bệnh viện thì thức ăn đường phố vẫn đang được ưa chuộng, ngày càng phát triển, bày bán tràn lan với khách hàng ăn đông. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại ít được quan tâm và chú trọng.