Theo một bài báo viết về tâm sự của một người bán hàng mà tôi thu nhận được như sau:
Chị Nguyễn Thị Ðăng là một người có thâm niên 17 năm bán hàng rong, bán thức ăn trên đường phố được mời phát biểu. Chị vừa kể lại, cũng như vừa thú nhận một thực trạng day dứt của an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố: “Từ năm 89 - 94, tôi làm nghề bán hàng chẻ, là các loại trái cây cóc, ổi, xoài, khóm chẻ ra để bán. Ði kèm với các loại trái cây gọt vỏ sẵn, chẻ ra từng miếng hấp dẫn luôn là một thau nước màu vàng và một chén mắm ruốc. Chị Ðăng thú nhận thau nước màu vàng có một ít đường hoá học”. Chị nhấn mạnh:” Biết là không an toàn nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải bán. Có nhiều người sợ bụi, sợ ô nhiễm bịt mắt từ đầu tới chân nhưng vẫn ghé mua trái cây chẻ vì thấy hấp dẫn quá.”
Sau mấy lần bị phạt vì tội lấn chiếm lòng lề đường (chứ không phải bị phạt vì bán thực phẩm không an toàn-lời chị Ðăng) nên hết vốn, chị nghỉ một thời gian rồi xoay sang
Hình 27.Nơi ăn uống ngoài
bán hủ tiếu, bánh cuốn. An toàn vệ sinh của các loại thực phẩm này cũng không có gì khá hơn. Chị thú thực: Vì là hàng bán lề đường nên bán một buổi trời, mấy chục cái tô, mấy chục cái đĩa chỉ có một thau nước rửa. Bán hủ tiếu một tô hai ba ngàn thì tiền đâu mà mua thịt trên thớt, thịt có kiểm dịch. Tôi phải chờ tới trưa để mua thịt ế, giá chỉ bằng phân nửa so với thịt tươi. Có hôm tôi mua trúng miếng thịt không biết họ ướp cái gì mà khi nấu, thịt nổi lều bều, miếng thịt rã ra… Ðắn đo mãi, cuối cùng tôi quyết định đổ bỏ, bởi vì lỡ ăn vào có người chết thì to chuyện.
Qua đó, ta thấy được chỉ vì mục đích kiếm được nhiều thu nhập hơn họ đã bất chấp mua những thứ rẻ tiền không đảm bảo để bán cho người tiêu dùng. Khách hàng không ăn thì không được, nếu ăn thì không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm không sạch. Đồng thời đó cũng là sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng không kiểm soát hết dẫn đến tình trạng này vẫn tiếp tục tràn lan.
Theo kết quả điều tra, thực tế của kinh doanh thức ăn đường phố hiện nay thì kiểu bán hàng phổ biến nhất là có chỗ bán cố định trên vỉa hè, chiếm 76,5%, xe đẩy lưu động và bưng bê chỉ chiếm lần lượt 16,3% và 7,3%. Bản thân người bán thiếu kiến thức cơ bản, 91% người bán là phụ nữ và trong đó 41% là trình độ từ cấp 1 trở xuống, 5% chưa biết chữ, 7,8% chỉ biết đọc, viết.
6.Sử dụng thức ăn đường phố tiện lợi về mọi mặt
Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người có nhu cầu ăn thức ăn đường phố là rất cao, 99,5% số người được hỏi cho biết đã từng ăn thức ăn đường phố và khoảng một nửa trong số đó dùng thức ăn đường phố hàng ngày, 70% ý kiến cho rằng họ chọn thức ăn đường phố là vì tiện lợi. Thời điểm sử dụng thức ăn đường phố nhiều nhất là vào buổi sáng với 82%.
Hình 29. Nhiều người vẫn ưa chuộng thức ăn đường phố 7. Ảnh hưởng từ vệ sinh thức ăn đường phố
phố là đa dạng, giá cả phải chăng, người tiêu dùng có thể sử dụng ngay nên không mất thời gian chế biến. Vì vậy, thức ăn đường phố góp phần tiết kiệm thời gian sau một ngày làm việc mệt mỏi, tạo cho người lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Đặc biệt, sử dụng thức ăn đường phố giúp học sinh có nhiều thời gian cho học tập và nghỉ ngơi, phần nào giải quyết cái đói “tức thời”.
Nhưng những thuận lợi trên chỉ có được nếu thức ăn đường phố hợp vệ sinh, ngược lại nó sẽ đem lại nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe của người tiêu dùng và nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm. Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra trên địa bàn cả nước làm cho hàng trăm người mắc bệnh, thậm chí có người tử vong. Đó chỉ là những trường hợp ngộ độc được thống kê, còn rất nhiều trường hợp khác gây rối loạn tiêu hóa do thức ăn mất vệ sinh. Có thể nói ảnh hưởng của thức ăn đường phố do mất vệ sinh là không nhỏ.
THỐNG KÊ SỐ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ (đơn vị %)
Hình 30. Thống kê số liệu liên quan đến thức ăn đường phố Chú thích