Giải pháp 8: Không ăn, sử dụng các thức ăn bị ôi thiu, mốc, hỏng

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng an toàn vệ sinh thức ăn đường phố tại đà nẵng (Trang 36)

C: người bán không được hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm D: người bán sử dụng tay để bốc thức ăn chín.

8. Giải pháp 8: Không ăn, sử dụng các thức ăn bị ôi thiu, mốc, hỏng

Thức ăn khi có dấu hiệu ôi hỏng tức là thức ăn đã chứa bên trong các chất độc do thức ăn bản thân nó bị phân huỷ, bị lên men, hoặc bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn và nấm mốc như vi khuẩn phó thương hàn, tụ cầu vàng, độc tố vi nấm aflatoxin thường có trong đậu, lạc mốc ... rất nguy hiểm.

3.2.2. Giải pháp đối với cơ quan quản lý về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Trên cơ sở các luật, pháp lệnh, nghị định thi hành, chánh phủ cần xem lại phương thức tổ chức quản lý về mặt nhà nước để giảm bớt chồng chéo, ít nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

1. Giải pháp 1: Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống quản lý thị trường,

thanh tra sản phẩm hàng hóa. Mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm giao phó.

2. Giải pháp 2: Đối với bộ máy quản lý Nhà nước,Hoàn thiện hệ thống pháp luật

về an toàn thực phẩm

- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP: Quốc hội cần sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm (hiện còn dự thảo) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật kịp thời, phù hợp (quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn). Đó là hành lang pháp lý và cơ sở để các địa phương xây dựng những chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng VSATTP.

- Củng cố bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở (hiện mới đến tuyến tỉnh). Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm được giao). Nên chăng có một Ủy ban (không phải là Ban chỉ đạo) tại mỗi địa phương điều phối chung mà đứng đầu là một Phó chủ tịch UBND để thống nhất hành động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực.

hoạt động, các phương tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động liên tục 24/24 (giống như trực cấp cứu trong bệnh viện hoặc trực phòng chống dịch). Đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ sở tại địa phương. Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng VSATTP.

- Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức khám sức khỏe, thầm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Tranh thủ hợp tác quốc tế là cực kỳ cần thiết.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng an toàn vệ sinh thức ăn đường phố tại đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w