8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Nhóm các giải pháp hỗ trợ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
vay doanh nghiệp tại chi nhánh
vNâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của CBTD tại chi nhánh
Để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày một hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mở rộng tín dụng gắn với việc giảm thiểu rủi ro, chi nhánh cần phải kiện toàn công tác bố trí, sắp xếp và sử dụng con người một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tố chất, kỹ năng, sở trường của cán bộ.
- ACB Đà Nẵng cần nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng cho CBTD, tránh việc CBTD mắc phải rủi ro đạo đức trong quá trình làm việc, tác nghiệp.
- Chi nhánh cũng cần quán triệt hơn nữa với CBTD để tránh tình trạng vì ý muốn chủ quan mà giảm các điều kiện vay vốn hoặc không thực hiện đúng quy trình cho vay để rủi ro có nguy cơ xảy ra.
- Bố trí nguồn nhân lực phù hợp, đặc biệt là bộ phận kiểm soát RRTD để tránh tình trạng công việc quá tải dẫn đến hiệu quả công việc không đạt và mặt khác giúp cho cán bộ nhân viên có thời gian nghiên cứu, kiểm tra giám sát các khoản vay một cách một cách có hiệu quả. Hơn nữa, lựa chọn, bố trí nhân lực hợp lý đối với những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt nhằm thay thế dần cán bộ không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức yếu kém.
- Chi nhánh cũng nên đưa ra những chế độ đãi ngộ, những chế độ khen thưởng hấp dẫn, thiết thực đối với những CBTD thực hiện xuất sắc nhiệm vụ để khuyến khích sự gắn kết của cán bộ nhân viên với NH. Mặt khác chi nhánh cần tạo điều kiện và quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh đó, chi nhánh cần phát động phong trào tự nghiên cứu, học tập nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập ngân hàng.
vÁp dụng công nghệ vào công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Bất kỳ hoạt động quản lý nào ngày nay cũng cần có sự hỗ trợ của công nghệ, kiểm soát rủi ro tín dụng cũng vậy. Nếu NH đầu tư hơn vào việc xây dựng các phần mềm, công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác kiểm soát RRTD thì hiệu quả đạt được sẽ tăng lên.
vNâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng là một công cụ vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động kiểm soát Ngân hàng có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro đạo đức do nhân viên tín dụng gây ra. Và để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát, ACB Đà Nẵng cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau:
-Chi nhánh cần tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát.
cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.
-Chi nhánh thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ phòng kiểm soát.
-Chi nhánh cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
-Cuối cùng, chi nhánh phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ3.3.1. Đối với Chính phủ