Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Đà Nắng (full) (Trang 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn tới

Giai đoạn 2011 – 2020, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm hướng đến việc đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào khoảng năm 2020. Đây là một cơ hội lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đà Nẵng nói riêng, để có thể phát triển nhanh, đạt được quy mô và sự phát triển của một ngân hàng tốt nhất khu vực. Tuy nhiên đây cũng là khoản thời gian thử thách và khó khăn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có ACB Đà Nẵng.

Trong buổi họp Hội đồng quản trị của ACB đầu năm 2011 đã thông qua Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn tới 2020 là thực hiện sứ mệnh: ngân hàng của mọi nhà, với phương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”. Với biến cố lớn ở thời điểm gần cuối năm 2012, đã giúp cả hệ thống ngân hàng ACB nói chung và ACB Đà Nẵng nói riêng rút ra được những đúc kết quý báu trong hoạt động kinh doanh, đó là: Chất lượng phục vụ phải được khách hàng hài lòng, hiệu quả kinh doanh phải được cổ đông tin tưởng và mô hình quản trị tốt nhất phải luôn được cập nhật và áp dụng bất cứ nơi nào bên trong ACB, nhằm đưa ACB trở về vị trí dẫn đầu trong ngành ngân hàng, là ngân

hàng lớn nhất và hoạt động hiệu quả, được khách hàng lựa chọn nhiều nhất trong năm 2015.

Để cùng thực hiện mục tiêu và xây dựng chiến lược phát triển chung của ACB Việt Nam trong thời gian tới, ACB Đà Nẵng cần tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành. ACB Đà Nẵng sẽ lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn về thị trường hoạt động. Bên cạnh đó, chi nhánh sẽ nghiên cứu và áp dụng sản phẩm mới và các sản phẩm dịch vụ trọn gói đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, ACB Đà Nẵng cần tăng cường năng lực đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hệ thống quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ và kiểm soát nợ xấu.

Mặt khác, để thực hiện chiến lược kinh doanh giai đoạn sắp tới thành công, ACB Đà Nẵng sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống phân phối hiện nay sang mô hình hệ thống hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Và hơn nữa, chi nhánh cần áp dụng chính sách tín dụng phù hợp nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế.

3.1.2.Định hướng phát triển và mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng

trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh

Đà Nẵng trong giai đoạn tới

Một số chỉ tiêu tín dụng của ACB Đà Nẵng đưa ra để thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh giai đoạn tới:

-Tăng trưởng tín dụng: 18.15%/năm.

-Tổng dư nợ cho vay: 2,000 tỷ đồng/năm

-Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 1,350 tỷ đồng/năm

-Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: dưới 1.5%

Để đạt được các chỉ tiêu trên, ACB Đà Nẵng đã định hướng hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới như sau:

-ACB Đà Nẵng sẽ tiếp tục duy trì phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Trong đó chú trọng và ưu tiên đối tượng khách hàng có đặc điểm sau:

+ Doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản đảm bảo khoản vay.

+ Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên những DN có đầu tư công nghệ quản lý, ban quản lý doanh nghiệp có trình độ quản lý, chuyên môn cao.

+ Chú trọng các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có chu trình đầu tư khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu để phục vụ lại sản xuất.

-Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt chính sách khách hàng, giữ vững khách hàng hiện có, khôi phục quan hệ với khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới đồng thời tăng cường sự hợp tác với khách hàng để việc theo dõi, kiểm tra giám sát công tác sau cho vay đạt hiệu quả hơn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

-Chi nhánh định hướng mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Mặt khác, chi nhánh cũng yêu cầu phân tán rủi ro trong danh mục đầu tín dụng tư theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và hiệu quả.

-Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng cũng như tổ chức các cuộc thi để chọn lọc những cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn. Ngoài ra, chi nhánh cũng phát triển những chính

sách thu hút nhân tài để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của chi nhánh về cả mặt đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn.

-ACB Đà Nẵng tiếp tục cố gắng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Đà Nắng (full) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)