Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Đà Nắng (full) (Trang 87)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

vNghiêm chnh chphànhquychế đảm botinvay

- Thứ nhất là giá của tài sản đảm bảo phải được định giá chính xác, đúng với giá thị trường của tài sản. Mà để có được điều này, cán bộ tín dụng phải có được căn cứ chính xác để định giá, nghĩa là nguồn thông tin mà CBTD thu thập để định giá tài sản đảm bảo phải có nguồn gốc uy tín, đảm bảo và phải

kiểm tra, xác minh lại nguồn thông tin nhận được trước khi tiến hành dùng nó để định giá tài sản đảm bảo khoản vay.

Đối với những tài sản bảo đảm là bất động sản thì CBTD cần tìm kiếm giá giao dịch thành công tại các sàn giao dịch bất động sản hoặc thông qua giá mua bán thực tế tại các công ty môi giới bất động sản.

Đối với những tài sản đảm bảo có giá trị cao và phức tạp như máy bay, thuyền, khách sạn, công trình thủy điện…, rất khó để định giá, cán bộ của ngân hàng không có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành định giá thì chi nhánh cần thuê các tổ chức chuyên định giá về thực hiện thay để đảm bảo giá trị tài sản đảm được định giá một cách chính xác nhất với giá thị trường.

- Thứ hai, ACB Đà Nẵng cần quan tâm hơn nữa đến việc định giá lại tài sản đảm bảo để có những điều chỉnh kịp thời đối với những tài sản giảm nhanh giá trị theo thời gian. Nghĩa là, chi nhánh phải thường xuyên thực hiện công việc này chứ không để theo đúng thời gian định giá định kỳ mới thực hiện. Vì khi đó, giá trị thực của tài sản đảm bảo sẽ thấp hơn so với giá trị thị trường của nó tại thời điểm định giá lại, như vậy sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng nếu khoản vay có tài sản này đảm bảo gặp vấn đề.

- Thứ ba, ACB Đà Nẵng cần tăng cường công tác quản lý tài sản đảm bảo, định kỳ hàng quý tổ chức kiểm tra lại toàn bộ tài sản đảm bảo của chi nhánh nhằm hạn chế sự hao hụt, mất mát tài sản đảm bảo trong quá trình cho vay. Rất nhiều trường hợp, với một tài sản mà KH có thể cấm cố thế chấp cho nhiều đơn vị để vay vốn.

- Chi nhánh phải tạo mối quan hệ tốt với địa phương để tránh vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp.

Tuy nhiên nếu quyết định cho vay quá chú trọng đến việc dựa vào hình thức đảm bảo bằng tài sản này, cứ xem đây là cái phao cuối cùng giúp các

ngân hàng thu hồi các khoản vay có vần đề thì sẽ gây ra tâm lý ỉ lại và khi ấy dễ mắc sai lầm chủ quan. Hình thức bảo đảm tiền vay cũng chưa hẳn loại bỏ được rủi ro tín dụng.

Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp khách hàng không trả được nợ vay và tòa án đã phán quyết thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhưng công việc thanh lý tài sản đảm bảo đôi khi vẫn không thể thực hiện được, hoặc thực hiện quá chậm và giá trị thanh lý tài sản thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

vXây dng chính sách lãi sut hp lý, cnh tranh

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều ngân hàng nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay là rất lớn, vì vậy ACB Đà Nẵng nên xây dựng tốt hơn chính sách lãi suất dựa vào uy tín trả nợ của khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Trên cơ sở đó, có chính sách lãi suất ưu đãi linh hoạt cho những khách hàng doanh nghiệp có uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, khách hàng tiềm năng theo chính sách khách hàng cụ thể.

Khi đó ACB Đà Nẵng có những chính sách để trình lên Hội đồng tín dụng Hội sở xem xét, tránh trường hợp bỏ sót những khách hàng tốt, đồng thời có thể tổng kết, kiểm soát được lượng khách hàng này nhanh chóng.

Ngược lại đối với những món vay nhỏ, khoản vay tín chấp thì áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, nhưng phải giới hạn ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được, tránh những rủi ro không đáng có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Đà Nắng (full) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)