Nhóm giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Đà Nắng (full) (Trang 85)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Nhóm giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải năm đầy đủ các thông tin về khách hàng để xem xét và quyết định cho vay và giám sát sau khi cho vay như: thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay. Trong hoạt động tín dụng đối với ngân hàng thương mại các thông tin của khách hàng vay vốn là rất quan trọng.

- ACB Đà Nẵng cần yêu cầu CBTD thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận thông tin doanh nghiệp vay vốn một cách chọn lọc và đầy đủ; xác minh thông tin, xác minh tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp vay vốn.

- Công tác kiểm tra sau cho vay rất quan trọng. CBTD cần gặp gỡ trực tiếp với doanh nghiệp vay vốn, đến trực tiếp địa điểm hoạt động của DN để có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động cũng như việc sử dụng vốn vay, chứ không nên chỉ liên lạc gián tiếp với DN hay chỉ xem thông tin qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sau khi giải ngân khoản vay, CBTD cần phải tiếp tục giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp vay vốn, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, theo dõi đôn đốc nhắc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc kiểm tra sau cho vay phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ (hàng quý kiểm tra một lần) trong suốt quá trình giải ngân khoản vay và có thể tiến hành kiểm tra đột xuất, tránh trường hợp CBTD chỉ thực hiện công

việc đó đối với những đối tượng doanh nghiệp vay vốn phát hiện có dấu hiệu chậm trễ trong việc trả nợ. Vì khi đó công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng bị giảm đi rất nhiều.

- Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ACB Đà Nẵng cần được thực hiện trích lập đầy đủ. Tuy nhiên, khi trích lập dự phòng rủi ro tín doanh nghiệp, ngân hàng cần yêu cầu cán bộ tín dụng thường xuyên đánh giá lại doanh nghiệp (3 tháng/1 lần), không nên chỉ căn cứ vào việc chấm điểm xếp hạng tín dụng ở lần đầu tiên mà theo đó trích lập dự phòng rủi ro, vì như vậy mức trích lập dự phòng sẽ không phù hợp với mức độ rủi ro thực tế của ngân hàng.

* Chú trng cht lượng công tác thm định tín dng

ACB Đà Nẵng đề nghị bộ phận tín dụng, bộ phận thẩm định và bộ phận xử lý nợ có vấn đề phải luôn theo sát thông tin của khách hàng để có các ứng xử tín dụng hợp lý và kịp thời. Chi nhánh cần yêu cầu CBTD tuyệt đối không giảm bớt điều kiện cấp tín dụng khi chuyển hồ sơ sang bộ phận thẩm định tín dụng và Cán bộ thẩm định không được tự giảm bớt điều kiện trong khi thẩm định tín dụng.

- Chi nhánh phải yêu cầu rõ với CBTD về kết quả thẩm định phải phản ánh trung thực tình hình khách hàng và công tác thẩm định phải được tiến hành đúng và đầy đủ các bước trong hướng dẫn tại quy trình thẩm định tín dụng của ACB Đà Nẵng.

Căn cứ vào kết quả thẩm định tín dụng và các kết quả kiểm tra, giám sát các khoản vay trong quá trình giải ngân, chi nhánh cần phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề và nguy cơ gây ra tổn thất cho chi nhánh, để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất. ACB Đà Nẵng cần tiếp tục duy trì việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu rủi ro sau một cách tích cực hơn trong thời gian tới

nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh:

- Cơ cấu lại khoản vay: Là việc thực hiện điều chỉnh thời điểm, thời hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn của hợp đồng tín dụng đã ký. Đây là phương án có lợi cho cả DN và ngân hàng mà ngân hàng cần cố gắng thực hiện nhiều hơn trong thời gian tới, biện pháp này vừa giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn hoạt động khó khan tạm thời, ổn định sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho DN có điều kiện tốt trả nợ trong tương lai.

- Đối với các doanh nghiệp vay vốn là các công ty cổ phần thì chi nhánh nên cân nhắc đến vấn đề chuyển khoản nợ thành vốn cổ phần và chào bán trên thị trường.

- Phát mãi tài sản: Theo quy định của ACB Đà Nẵng, nếu doanh nghiệp vay vốn có khoản nợ 6 tháng liên tiếp thì chi nhánh xem xét tiến hàng phát mãi tài sản đảm bảo của khoản nợ đó. Chi nhánh cần thực hiện biện pháp này một cách tích cực theo quy định để thu hồi nợ của DN, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

- Khởi kiện khách hàng: Đây là biện pháp cưỡng chế cuối cùng mà ACB Đà Nẵng phải thực hiện để thu nợ doanh nghiệp, vì công việc này khá phức tạp, tốn thời gian và chi phí cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Đà Nắng (full) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)