Chi phí thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu này được trình bày tại
Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Chi phí thức ăn/ kg lợn con lúc 56 ngày tuổi
STT Chỉ tiêu ĐVT Lợn F3 (7/8 LR) Lợn F1 (1/2 LR) 1 Tổng khối lượng lợn con xuất chuồng kg 224,2 221,2 2 Tổng khối lượng thức ăn tinh
tiêu thụ cho lợn mẹ + con kg 2011 1526
3 Tổng khối lượng thức ăn xanh
tiêu thụ cho lợn mẹ kg 3264 2758
4 Đơn giá 1kg thức ăn tinh đồng 7500 7500
5 Đơn giá 1 kg thức ăn xanh đồng 900 900
6 Tổng chi phí thức ăn đồng 18.020.100 13.927.200 7 Chi phí thức ăn/ kg lợn con lúc
56 ngày tuổi đồng 73.792 62.962
8 So sánh % 100 85,32
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi của lợn con của lợn lai F3 là 73.792 đồng cao hơn của lợn con của lợn nái
địa phương là 62.962 đồng (tương ứng cao hơn 14,68%). Như vậy, do năng suất sinh sản của lợn nái lai F2 thấp hơn lợn nái địa phương, đã làm tăng chi phí thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi của lợn lai F3. Tuy nhiên, giá lợn rừng lai cao hơn nhiều so với lợn địa phương kể cả lợn giống và lợn thịt nên hiện tại chăn nuôi lợn rừng lai vẫn có lãi. Nếu so với giá thành sản xuất của các loại lợn nội khác thì đây chính là ưu thế của chăn nuôi lợn rừng. Ngoài ra, cần phải tính đến những yếu tố khác như thị hiếu của người tiêu dùng về chất lượng thịt, cũng như đơn giá sản phẩm chăn nuôi trên thị trường để quyết định hướng tạo con lai thương phẩm cho phù hợp.