giống bằng lợn đực rừng Thái Lan
Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá trên chỉ tiêu chất lượng và số lượng của đàn con. Khả năng sinh sản của lợn nái được thể hiện qua các chỉ tiêu: số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm, số con cai sữa/lứa.. các chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Con giống, yếu tố con đực, dinh dưỡng, khí hậu thời tiết…
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con đẻ ra của lợn nái lai F2
{♂ rừng x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ địa phương)} khi phối giống bằng lợn đực rừng Thái Lan, được trình bày tại Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Kết quả theo dõi chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ ra
STT Diễn giải ĐVT Lợn lai F3
(7/8 LR)
Lợn lai F1 (1/2 LR) P
1 Số lứa (ổ) theo dõi con 12 10
2 Số lợn con đẻ ra con/lứa 5,83 ± 0,42 6,11 ± 0,42 0,64 3 Số lợn con còn sống đến 24 giờ con/lứa 5,75 ± 0,42 6,0 ± 0,39 0,000 5 Số con còn sống đến 21 ngày con/lứa 5,25 ± 0,33 6,0 ± 0,39 0,46 6 Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày % 91,30 100
7 Số con còn sống đến cai sữa (42 ngày)
con/lứa 5,08 ± 0,38 5,60 ± 0,38 0,16 8 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 88,35 93,33
9 Số lợn con còn sống đến 56 ngày con/lứa 4,92 ± 0,38 5,60 ± 0,38 0.14 10 Tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày % 85,56 93,33
11 Sản lượng sữa của lợn nái kg 10,76 12,00
Kết quả Bảng 2.3 cho thấy số con đẻ ra/lứa ở lợn nái lai F2 thấp hơn so với lợn nái địa phương(5,83 con/lứa so với 6,11 con/lứa tương ứng với từng lô thí nghiệm). Điều này cho ta thấy, ảnh hưởng của công thức lai đối với lợn nái khá rõ rệt. Do mang máu lợn rừng nhiều hơn nên khả năng đẻ sai con của lợn nái lai F2 cũng giảm, còn lợn nái địa phương có tính năng sinh sản tốt đẻ
nhiều con. Tuy nhiên, sự sai khác đó không rõ rệt (P>0,05). Đánh giá chung, chỉ tiêu có số con đẻ ra/lứa của lợn rừng lai thuộc dạng trung bình, có xu hướng cao hơn lợn rừng Thái Lan. Theo Đỗ Kim Tuyên (2007) [17] thì “lợn rừng Thái Lan đẻ khoảng 5-6 con/lứa”, gần bằng với lợn nái địa phương Pác Nặm là 6,53 (Trần Văn Phùng và cs, 2008) [11].
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chỉ tiêu số con còn sống đến 24 giờ/lứa, ở
lợn nái lai F2 cũng thấp hơn ở những lứa đẻ của lợn nái địa phương (số liệu tương ứng là 5,75 so với 6,0 ngày) với sự sai khác rất rõ rệt (P<0,001). Điều đó phản ánh tới kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của con người như: công tác thú y, quản lý gây chết do dịch bệnh hoặc do bị lợn khác cắn chết.
Tương tự như vậy, chỉ tiêu số con còn sống đến 21 ngày tuổi, đến cai sữa và đến 56 ngày tuổi của những lứa đẻ ở lợn nái lai F2 cũng thấp hơn ở những
lứa đẻ của lợn nái địa phương, cụ thể: ở lợn nái lai F2 các chỉ tiêu này tương
ứng 5,25 – 5,08 – 4,92 con/lứa, trong khi đó ở lợn nái địa phương là 6,0 – 5,60 – 5,60 con/lứa. Tuy nhiên sự sai khác này không rõ rệt (P>0,05).
Kết quả tính toán về tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi, cai sữa và đến 56 ngày tuổi của nhóm lợn nái lai F2 so với nhóm lợn nái địa phương là thấp hơn, cụ thể: ở lợn nái lai F2 các chỉ tiêu này tương ứng là 95,71 – 91,30 – 88,35 – 85,56%, ở lợn nái địa phương là 98,19 – 93,33 – 93,33%. Theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hưng Quang tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa của lợn rừng Thái Lan nuôi tại trại Rừng Đại Sơn – Bắc Giang đạt 78,43%.
Điều này cho thấy khả năng nuôi con của nhóm lợn nái lai kém hơn lợn nái
địa phương, có thể do yếu tố chuồng trại, môi trường nuôi dưỡng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của lợn lai.
Tương ứng với các chỉ tiêu số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa và sinh trưởng của lợn con còn chưa cao, nên chỉ tiêu sản lượng sữa của lợn nái lai F2 thường thấp hơn những lứa đẻ của lợn nái địa phương khi cho cả hai nhóm lợn lai này phối giống bằng lợn đực rừng Thái Lan (Tương ứng 10,76 kg và 12,00 kg). Nếu so với năng suất sữa của lợn nái lai này với các giống lợn nái khác, thì sản lượng sữa này thấp hơn nhiều như lợn Móng Cái có sản lượng sữa là 25 kg (Lê Hồng Mận, 2002) [6]. Đây chính là điểm hạn chế nhất về năng suất sinh sản của lợn nái rừng lai.