Kết quả theo dõi về khối lượng lợn con qua các giai đoạn được trình bày tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (X ± mx)
STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lợn F3 (7/8 LR)
Lợn F1
(1/2 LR) P
1 Số lợn con theo dõi con 59 56
2 Khối lượng sơ sinh kg/con 0,59 ± 0,01 0,50 ± 0,00 0,000 3 Khối lượng 21 ngày tuổi kg/con 2,05 ± 0,02 2,00 ± 0,02 0,130 4 Khối lượng cai sữa
(42 ngày tuổi)
kg/con 3,09 ± 0,02 2,99 ± 0,02 0,007 5 Khối lượng 56 ngày tuổi kg/con 4,14 ± 0,02 3,95 ± 0,02 0,000
Kết quả Bảng 2.4 cho thấy, khối lượng sơ sinh trung bình của con lai F3
và con của lợn con F1 lần lượt là 0,59 kg/con, 0,50 kg/con. Như vậy khối lượng sơ sinh/con của con lai F3 cao hơn hẳn so với con của lợn con F1, sự sai khác này rất rõ rệt (P<0,001). Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của giống đến khối lượng sơ sinh của lợn con, lợn con có 7/8 máu rừng Thái Lan có khối lượng sơ sinh là cao hơn con ½ máu rừng Thái Lan.
Khối lượng lợn con ở 21 ngày tuổi của nhóm lợn lai F3 là 2,05 kg/con cao hơn khối lượng lơn con ở 21 ngày tuổi của lợn con F1 là 2,0 kg/con. Tuy nhiên sự sai khác đó không rõ rệt (P>0,05).
Khối lượng lợn con cai sữa của nhóm lợn lai F3 cao hơn khối lượng lợn con cai sữa của nhóm lợn con F1 (số liệu tương ứng là 3,09 kg/con so với 2,99 kg/con), với sự sai khác khá rõ rệt (P<0,01).
Nhìn vào bảng ta thấy đến giai đoạn 56 ngày tuổi thì khối lượng của nhóm lợn lai 7/8 máu lợn rừng Thái Lan cao hơn hẳn, nhóm này có khối lượng trung bình là 4,14 kg/con so với trung bình là 3,95 kg/con của nhóm lợn lai ½ máu lợn rừng Thái Lan, sự sai khác này là rất rõ rệt (P<0,001). Điều
đó chứng tỏ nhóm lợn lai 7/8 máu lợn rừng Thái Lan thể hiện vượt trội về khả
năng sinh trưởng.
Kết quả nghiên cứu này được minh họa qua Hình 2.1.
0 1 2 3 4 5 6 SS 21 42 56 P (kg/con) Ngày tuổi Lợn F3 Lợn F1