Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái F 2 {♂ rừng x ♀F (♂ rừng x ♀ địa phương)} tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. (Trang 48)

Loài lợn Rừng có tên khoa học là Sus Scrofa (Common Wild Pig), tên

địa phương là lợn Lòi kun bíu. Lợn Rừng có 21 phụ loài sống trên phạm vi rất rộng gồm nhiều khu vực của Châu Âu, Bắc Á và những vùng của Bắc Phi. Nó chính là tổ tiên của các giống lợn nhà ngày nay.

Trên thế giới nhiều nước đã thuần hóa lợn rừng để đưa vào hệ thống chăn nuôi những con vật nuôi đặc sản của họ và với công nghệ cao. Ngay cả

hai nước cạnh chúng ta là Trung Quốc và Thái Lan cũng đã phát triển chăn nuôi lợn rừng từ 12 – 18 năm nay, họ có cả những tài liệu chuẩn về quy trình chăn nuôi lợn rừng. Vì vậy để phát triển chăn nuôi lợn rừng ở nước ta thì cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới về giống lợn rừng này còn rất ít. Chỉ một số tài liệu của Thái Lan nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm của giống và khả năng sinh sản của chúng. Sysa và cs (1984) [23], khi nghiên cứu về

khả năng sinh sản và sinh trưởng của giống lợn rừng Thái Lan Sus scrofa

jubatus so với giống lợn rừng hoang dã Sus scrofa ferus và lợn nhà tại Thái

Lan Sus scrofa domestica cho kết luận lợn rừng Sus scrofa jubatus có kh

năng sinh trưởng và sinh sản cao hơn lợn rừng hoang dã, do đây là giống đã

được thuần hóa và chọn lọc. Chúng có khả năng sinh sản trung bình 2,1 lứa/năm với số con sơ sinh trung bình 7,4 con/lứa. Giống lợn này cũng sinh trưởng nhanh hơn lợn rừng hoang dã. Khối lượng lúc 1 năm tuổi có thểđạt 80 – 90 kg.

Theo tác giả Kuntongeg (1994) [22], khi nghiên cứu lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương tại miền Đông bắc cho thấy giống lợn này được nuôi thuần hóa lâu và có sức sống mãnh liệt như lợn rừng hoang dã. Chúng có khả năng sinh sản và cho thịt tương đương với các giống lợn địa phương của vùng này. Khối lượng lợn ở lúc sơ sinh khoảng 0,45 – 0,5 kg/con, sau 1 tháng tuổi khối lượng đạt 4 – 4,5 kg/con. Lợn cái có thể động dục vào lúc 6,6 tháng tuổi, số

con sơ sinh trong lứa đầu thấp khoảng 4 – 5 con, nhưng từ lứa thứ 2 trở đi có thể đạt 8 – 10 con/lứa.

Theo tác giả Alongkoad Tanomtong và cs (2007) [19], trong một nghiên cứu về di truyền cho thấy lợn rừng Thái Lan thuộc loài Sus scrofa jubatus, là loài có bộ nhiễm sắc thể 2n (diploid) = 38. Con đực trưởng thành có thể nặng từ 75 – 200 kg. Lợn cái sinh sản khá tốt có thể đẻ 2 – 2,2 lứa/năm, số con sơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái F 2 {♂ rừng x ♀F (♂ rừng x ♀ địa phương)} tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)