Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con giống (Lúc 56 ngày tuổi)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái F 2 {♂ rừng x ♀F (♂ rừng x ♀ địa phương)} tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. (Trang 62)

Chỉ tiêu này đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Thông thường, thức ăn chiếm 60 – 65% tổng giá thành sản phẩm của chăn nuôi lợn nái sinh sản (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [9]. Để đánh giá tiêu tốn thức

ăn/kg lợn lúc 56 ngày tuổi, chúng em tiến hành cân khối lượng thức ăn cho lợn mẹ, thức ăn nuôi lợn con và khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi, kết quả

thể hiện dưới Bảng 2.7. Bng 2.7: Tiêu tn thc ăn/kg ln con ging STT Diễn giải ĐVT Lợn F3 (7/8 LR) Lợn F1 (1/2 LR)

1 Số lượng lợn con theo dõi con 59 56

2 Tổng KL lợn con lúc 56 ngày kg 224,2 221,2 3 Tổng thức ăn tinh cho lợn mẹ + con kg 2011 1526 4 Tiêu tốn thức ăn tinh /kg lợn con

giống lúc 56 ngày tuổi kg 8,24 6,90

5 So sánh % 100 83,73

6 Tổng thức ăn xanh tiêu thụ kg 3264 2758

7 Tiêu tốn thức ăn xanh/kg lợn con

giống kg 13,36 12,47

8 So sánh % 100 93,34

Kết quả từ Bảng 2.7 cho thấy, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi của lợn con lai F2 cao hơn của lợn con F1. Tiêu tốn thức ăn tinh/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi của lợn con lai F2 là 8,24 kg, cao hơn của lợn con F1 chỉ

có 6,90 kg (tương ứng cao hơn 16,27%). Tương tự, tiêu tốn thức ăn xanh/kg lợn con lúc 56 ngày tuổi của lợn con lai F3 là 13,36 kg, cao hơn của lợn con F1 chỉ có 12,47 kg (tương ứng cao hơn 6,66%). Sở dĩ có kết quả như vậy, theo chúng em là do sinh trưởng tích lũy của hai nhóm lợn là khác nhau. Như đã giải thích ở phần trước, chủ yếu là do lợn rừng chưa được cải tạo, sinh trưởng chậm hơn và tiêu tốn thức ăn cũng cao hơn lợn địa phương đã được cải tạo.

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và trên thế giới cũng cho thấy hiệu quảưu thế lai giữa lợn cao sản và lợn địa phương chưa được cải tạo. Nguyễn Thiện và cs (1995), [14] cho biết lợn lai F1 (Landrace Cuba x Móng Cái) có tăng trọng hàng ngày trung bình là 554,00 g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, và lợn Móng Cái Thuần chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái F 2 {♂ rừng x ♀F (♂ rừng x ♀ địa phương)} tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)