Sinh trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ thay thế thích hợp khẩu phần ăn cho vịt siêu thịt bằng giun quế tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 28)

- Khả năng sinh trưởng của gia cầm:

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là protein.

Chambers (1990) [29], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích thước các chiều đo.

Trong thực tế nuôi gia súc gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ, một phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ

thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm).

Sự sinh trưởng của sinh vật được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (giai đoạn trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (giai đoạn ngoài cơ thể mẹ). Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [22], trong quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành.

Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là g/con hoặc kg/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của vịt nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.

- Các nhân tốảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm:

Có rất nhiều yếu tốảnh hưởng đến sinh trưởng của vịt như giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi...

+ Ảnh hưởng của dòng giống:

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [12] cho biết: sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn.

Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, giống và bản thân cá thể. Các giống chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống chuyên trứng và kiêm dụng. Trong cùng một điều kiện chăn nuôi mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [9] cho biết sự khác nhau giữa các dòng, giống gia cầm là rất lớn.

Đặc tính di truyền của các dòng, các giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gia cầm. Từ các kết quả nghiên cứu giúp cho người chăn nuôi biết được giới hạn sinh trưởng của từng dòng, giống khác nhau để mà áp dụng vào thâm canh hợp lý có hiệu quả cao.

+ Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thế: Tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Theo tài liệu của Chambers (1990) [29], có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó có ít nhất 1 gen về sinh trưởng liên kết với giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, con trống nặng hơn con mái 24 – 32 %.

Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông. Các kết quả nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Thường gia cầm lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gia cầm chậm lớn.

+ Ảnh hưởng của độ tuổi và chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng:

Bùi Đức Lũng và cs (2003) [15], cho biết để phát huy được sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng hợp lý giữa protein và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hoá sinh không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.

Như vậy, đểđạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt là phát huy được tiềm năng di truyền về sinh trưởng, thì những vấn đề căn bản là lập ra được khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của gia cầm qua từng giai đoạn. Mặt khác, khả năng sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi, thú y phòng bệnh.

+ Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:

Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm. Theo Van Horne (1991) [35]: Khi chăn nuôi gia ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2 và H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ vịt đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó vịt cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng vịt và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ thay thế thích hợp khẩu phần ăn cho vịt siêu thịt bằng giun quế tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 28)