Sinh trưởng tương đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ thay thế thích hợp khẩu phần ăn cho vịt siêu thịt bằng giun quế tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 49)

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lương, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát.

Sinh trưởng tương đối thể hiện tốc độ lớn của đàn vịt thí nghiệm. Qua tốc độ sinh trưởng tương đối có thể dự đoán được bước chuyển sang giai đoạn phát dục của đàn vịt nuôi trong giai đoạn sinh trưởng. Do vậy, việc đánh giá theo dõi tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn vịt là việc làm cần thiết giúp người chăn nuôi có những biện pháp tác động tích cực vào đàn vịt (đặc biệt là tác động về mặt thức ăn) tạo điều kiện cho vịt phát huy được hết tiềm năng của giống, hay quyết định thời gian giết mổ phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Từ kết quả theo dõi về khối lượng, tôi xác định được tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn vịt thí nghiệm tại bảng 2.9.

Bảng 2.9: Sinh trưởng tương đối của vịt thí nghiệm (%) Giai đoạn

(tuần tuổi) Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2

SS – 1 109,50 110,07 110,06 1 – 2 86,33 88,24 89,51 2 – 3 63,52 63,50 63,62 3 – 4 43,27 43,79 43,86 4 – 5 30,87 30,86 30,70 5 – 6 24,38 24,29 24,37 6 – 7 16,19 16,41 16,35 7 – 8 9,07 9,76 9,62 SS – 8 47,89 48,37 48,51

Kết quả bảng 2.9 cho thấy sinh trưởng tương đối của cả 3 lô đều giảm dần ngược với sự tăng lên của tuần tuổi. Điều này phản ánh đúng quy luật

sinh trưởng tương đối của vịt theo giai đoạn. Ở giai đoạn còn non vịt có tốc độ sinh trưởng tương đối cao do khối lượng cơ thể nhỏ, nhưng khi lứa tuổi càng tăng lên, khối lượng cơ thể tăng, tiêu hao năng lượng duy trì lớn dẫn đến tốc độ sinh trưởng tương đối co xu hướng giảm, đặc biệt ở giai đoạn vịt trưởng thành.

Tốc dộ sinh trưởng tương đối ở cả 3 lô đều cao nhất ở giai đoạn 1 tuần tuổi, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: 110,07% (lô TN 1); 110,06 (lô TN 2) và 109,50% (lô ĐC). Sau đó giảm dần qua các tuần tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 7 – 8 tuần tuổi: 9,76% (lô TN 1); 9,62% (lô TN 2) và 9,07% (lô ĐC).

Số liệu bảng 2.9 cũng cho thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của 3 lô vịt thí nghiệm có sự chênh lệch trong từng giai đoạn nuôi, nhưng nhìn chung sự chênh lệch này không lớn và tính cho toàn bộ giai đoạn nuôi chênh lệch sinh trưởng tương đối giữa lô ĐC so với lô TN 1 và lô TN 2 lần lượt là 0,48 % và 0,62 %. Điều đó cho thấy việc thay thế giun quế tươi vào khẩu phần không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng tương đối của vịt CV – Super M2.

Để thể hiện diễn biến sinh trưởng tương đối chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ tại hình 2.3. 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuần tuổi (% ) Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

Từ bảng 2.9 và hình 2.3 cho thấy các giá trị tốc độ sinh trưởng tương đối trên bảng và chiều hưởng của biểu đồ sinh trưởng tương đối của 3 lô đều tuân theo quy luật sinh học cho mọi giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Tốc độ sinh trưởng tương đối có giá trị cao nhất ở tuần tuổi thứ 1, sau đó giảm dần ở các tuần tiếp theo. Khi kết thúc thí nghiệm, vịt ở tuần tuổi thứ 8, có tốc độ sinh trưởng tương đối đạt 9,19% (lô ĐC); 9,62% (lô TN 1) và 9,60% (lô TN 2).

Khi so sánh 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng cho thấy rằng tốc độ sinh trưởng tương đối có sự chênh lệch trong từng giai đoạn nuôi, nhưng tính chung cho toàn bộ giai đoạn nuôi thì sự chênh lệch này không lớn. Điều đó cho thấy việc thay thế giun quế tươi vào khẩu phần không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng tương đối của vịt CV – Super M2.

2.4.3. Kh năng chuyn hóa thc ăn ca vt thí nghim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ thay thế thích hợp khẩu phần ăn cho vịt siêu thịt bằng giun quế tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)