Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó được biểu hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Trong chăn nuôi gia cầm thường biểu thị tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bằng số gam tăng trọng hàng ngày của đàn gia cầm. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gia cầm cũng tuân theo một quy luật nhất định. Gia cầm có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau.
Để nghiên cứu sâu hơn về sinh trưởng của vịt thí nghiệm, tôi đã tiến hành tính toán sinh trưởng tuyệt đối của vịt qua các giai đoạn nuôi dưỡng. Kết quả tính toán sinh trưởng tuyệt đối được trình bày tại bảng 2.8 và hình 2.1.
Bảng 2.8: Sinh trưởng tuyệt đối của vịt thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn
(tuần tuổi) Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2
SS – 1 18,78 19,03 19,04 1 – 2 40,31 42,33 43,46 2 – 3 62,24 64,29 65,57 3 – 4 71,29 74,81 76,33 4 – 5 73,14 76,00 76,95 5 – 6 75,95 78,57 80,24 6 – 7 61,57 64,86 65,76 7 – 8 39,05 43,90 44,10 SS – 8 55,29 57,97 58,93
Kết quả bảng 2.8 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của cả 3 lô đều có xu hướng tăng dần từ giai đoạn 0 – 1 tuần tuổi đến giai đoạn 5 – 6 tuần tuổi và đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn 5 – 6 tuần tuổi, sau đó có xu hướng giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu, tuy số lượng tế bào tăng sinh nhanh, nhưng kích thước và khối lượng tế bào còn nhỏ nên tốc độ tăng trọng còn chậm. Đến các tuần sau, do cơ thể vịt vẫn đang ở giai đoạn sinh trưởng nhanh, các tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn. Các tuần tiếp theo, cơ thể vịt ở giai đoạn sinh trưởng chậm nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối giảm đi.
Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Sỹ Cương (2001) [3].
Sinh trưởng tuyệt đối bình quân của vịt thí nghiệm thấp ở lô ĐC là 55,29
g/con/ngày, tiếp theo là lô TN 1 là 57,97 g/con/ngày và cao nhất ở lô TN 2 là 58,93 g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối bình quân của vịt thí nghiệm ở lô ĐC thấp hơn lô TN 1 và lô TN 2 lần lượt là: 2,68 g/con/ngày và 3,64 g/con/ngày. Điều đó cho thấy việc thay thế giun quế tươi trong khẩu phần có ảnh hưởng tới sinh trưởng tuyệt đối của vịt CV – Super M2.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 6 7 8 (g /c o n /n g à y ) Tuần tuổi Lô TN1 Lô TN2 Lô ĐC
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của vịt thí nghiệm
Qua bảng 2.8 và hình 2.2 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt CV – Super M2 ở cả 3 lô tăng dần từ giai đoạn 0 – 1 tuần tuổi đến giai đoạn 5 – 6 tuần tuổi và đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn 5 – 6 tuần tuổi là: 75,95
g/con/ngày (lô ĐC); 78,57 g/con/ngày (lô TN 1) và 80,24 g/con/ngày (lô TN
2). Sau đó giảm dần từ giai đoạn 6 – 7 tuần tuổi và giai đoạn 7 – 8 tuần tuổi. Nhìn vào số liệu bảng 2.7 và hình 2.2 tôi thấy rằng nếu xuất bán vịt ở cả 3 lô vào tuần tuổi thứ 6 là thích hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với tuần tuổi thứ 8. Tuy nhiên, trên thực tế thời điểm xuất bán còn phụ thuộc
vào người tiêu dùng. Vì ở 8 tuần tuổi con vịt có khối lượng lớn hơn, chất lượng thịt thơm ngon hơn ở 6 tuần tuổi.