- Tiêu hóa ở miệng:
Tuyến nước bọt ở vịt kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt có chứa một ít men amylaza nên cũng có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Vịt có thể tiết 7 - 12 ml nước bọt trong một ngày đêm (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998) [8].
- Tiêu hóa ở diều:
Độ pH trong diều gia cầm khoảng 4,5 - 5,8. Sau khi ăn 1 - 2 giờ diều co bóp theo dạng dãy (khoảng 3 - 4 lần co bóp) với khoảng cách 15 - 20 phút, sau khi ăn 5 - 12 giờ là 10 - 30 phút, khi đói 8 - 16 lần/giờ.
Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phân đường chuyển hóa thành đường glucoza.
- Tiêu hóa ở dạ dày:
Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Khối lượng dạ dày tuyến là 3,5 - 6 g. Vách dạ dày gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dạ dày tiết dịch có chứa axit clohidric, pepsin và musin. Sự tiết dịch của dạ dày tuyến là không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không được giữ lại lâu ở dạ dày tuyến mà chuyển xuồng dạ dày cơ. Ở dạ dày tuyến protein được thủy phân như sau:
Protein + Nước + Pepsin và HCl Abulmoz + Pepton
Dạ dày cơ có cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Ở đây thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của men dịch dạ dày tuyến, enzyme và vi khuẩn.
Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được chuyển vào tá tràng, có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme phân giải protein và gluxit. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng khả năng nghiền của thành dạ dày.
- Tiêu hóa ở ruột:
Dịch ruột lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1,0076 và chứa các men proteolyse, amonilitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc kiềm (pH = 6 - 7,5). Dịch này có chứa men tripsin, carboxy peptidaza, amylaza, mantaza, lipaza.
Dịch mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, là dịch lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH = 7,3 - 8,5.
Ở ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào hình cốc của màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa ở ruột già phụ thuộc vào
enzyme của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu của ruột già với tốc độ chậm hơn so với ruột non. Trong ruột già có hệ vi sinh vật cư trú, về số lượng và chủng loại giống như dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột
đường và protein. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các
axit béo bay hơi và các axit amin sẽ được hấp thu tại đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B12. Trong ruột già còn có quá trình viên phân, tạo phân.
(Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [19].