Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 49)

Thức ăn chăn nuôi chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất. Gia cầm sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, tạo ra sản phẩm, khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện môi trường, phương pháp nuôi dưỡng và chất lượng thức ăn. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của gà qua các

tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ hoàn chỉnh của khẩu phần là chỉ tiêu kinh tế hàng đầu trong chăn nuôi. Vì vậy, mọi biện pháp kỹ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho một kg khối lượng đều đưa lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Trên cơ sở theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ và sinh trưởng của gà chúng tôi đã tính toán được tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày tại bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) Lô thí nghiệm

Tuần tuổi

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,26 1,26 1,29 1,29 2 2,23 1,74 2,62 1,90 3 2,70 2,12 2,78 2,25 4 2,41 2,22 2,39 2,31 5 1,97 2,14 2,09 2,24 6 2,59 2,25 2,64 2,33 7 2,94 2,36 2,84 2,44 8 3,12 2,52 2,94 2,56 9 3,03 2,61 2,93 2,63 10 4,32 2,82 4,09 2,81 11 5,07 3,04a 4,37 2,97a

Cùng hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau là không có sự sai khác

nhau (P > 0,05)

Kết quả bảng 2.8 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng của gà ở cả hai lô đều có xu hướng tăng liên tục theo độ tuổi của gà. Điều nay phản ánh đúng quy luật về chuyển hóa thức ăn cho tăng khối lượng. Ở giai đoạn còn non gà có tốc độ sinh trưởng cao, khối lượng cơ thể thấp, nên hiệu xuất chuyển hóa thức ăn cho tăng trọng cao nghĩa là tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp. Ngược lại ở lứa tuổi cao hơn tốc độ sinh trưởng giảm, khối lượng cơ thể lớn dẫn đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn cho tăng khối lượng giảm nghĩa là tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng lên so với giai đoan còn non. Tuy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của 2 lô gà là tuân theo quy luật

nhưng giữa hai lô cũng có sự tiêu tốn thức ăn khác nhau. Từ 1-6 tuần tuổi thì tiêu tốn thức ăn trong tuần của lô 1 luôn thấp hơn lô 2, còn từ 7 - 11 tuần tuổi thì ngược lại. Điều này càng phản ánh rõ nét rằng chất lượng chế biến thức ăn của hai công ty ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Không giống như tiêu tốn thức ăn trong tuần. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của lô 1 luôn thấp hơn so với lô 2. Tuy nhiên, ở tuần 10 và 11 thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lô 1 lại cao hơn lô 2. Tính trong toàn bộ quá trình nuôi dưỡng (từ SS - 11 tuần tuổi) tiêu tốn thức ăn cộng dồn của lô 1 đã cao hơn lô 2 là 0,07 kg/kg tăng khối lượng điều đó cho thấy sử dụng thức ăn của CP đã có tác dụng làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng so với sử dụng thức ăn của Japfa. Tuy nhiên, kết quả so sánh thống kê về tiêu tốn thức ăn cộng dồn đến 11 tuần tuổi không thấy có sự khác nhau giữa hai lô.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 49)