Kết quả về sinh trưởng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 42)

2.4.2.1. Kết quả về sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể các tuần tuổi và là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đặc biệt gà nuôi lấy thịt, thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà cũng như khả năng thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng. Ngoài ra khối lượng của gà còn phản ánh sự phù hợp của phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, thời tiết, khí hậu, mật độ nuôi nhốt… Khi gà đã thích nghi với các điều kiện trên thì các chất dinh dưỡng trong khẩu phần như: protein, lipit, và các chất dinh dưỡng khác là yếu tố quyết định đối với khả năng sinh trưởng của gia cầm.

Để theo dõi khối lượng cơ thể và độ đồng đều của đàn gà tôi tiến hành cân gà hàng tuần, kết quả thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiêm qua các tuần tuổi (gam/con) Tuần tuổi Lô 1 Lô 2 Cv (%) Cv (%) Sơ sinh 41,19 ± 0,36 4,78 41,23 ± 0,42 5,57 1 106,58 ± 2,35 10,78 106,50 ± 2,30 10,96 2 169,72 ± 3,43 10,96 160,93 ± 4,60 10,52 3 253,52 ± 4,84 10,28 242,79 ± 5,23 10,31 4 372,90 ± 7,13 10,17 366,02 ± 6,85 10,03 5 527,66a ± 12,06 12,16 515,44a ± 10,31 10,71 6 697,01 ± 15,47 11,81 684,85 ± 15,03 11.75 7 875,76 ± 24,26 13,59 874,37 ± 20,15 12,54 8 1140,31 ± 29,08 13,57 1148,98 ± 26,14 12,18 9 1406,16 ± 30,22 11,44 1423,38 ± 32,46 12,21 10 1603,11 ± 36,92 12,26 1627,18 ± 34,88 11,47 11 1774,91a ± 37,83 11,35 1819,30a ± 37,52 11,04

Cùng hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau là không có sự sai khác

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Khối lượng trung bình của cả 2 lô gà lúc bắt đầu thí nghiệm là gần tương đương nhau và khối lượng gà của cả 2 lô đều tăng lên liên tục theo sự tăng lên của tuần tuổi. Khối lượng gà ở lô 1 (ăn thức ăn của công ty Japfa) luôn có xu hướng cao hơn lô 2 (ăn thức ăn của công ty CP).

Cụ thể ở giai từ 1-5 tuần tuổi đầu lô 1 luôn cho tăng khối lượng cao hơn so với lô 2. Đặc biệt là ở 5 tuần tuổi khối lượng gà ở lô 1 cao hơn lô 2 là 12,22g/con (527,66 g/con so với 515,44 g/con). Nhưng ở 7 tuần tuổi, khối lượng gà của lô 2 bắt đầu có xu hướng tăng khối lượng gần tương đương với lô 1 và bắt đầu vượt lô 1 ở các tuần tiếp theo. Do đó, kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tuổi thì lô 2 có khối lượng gà lớn hơn lô 1 là 44,39 g/con (1774,91 g/con so với 1819,30 g/con). Tuy nhiên, sự chênh lệch nhau về khối lượng không lớn, điều đó cho thấy, lô 1 sử dụng thức ăn của công ty Japfa và lô 2 sử dụng thức ăn của công ty CP đều có tác động tương đương nhau tới sinh trưởng của gà F1 (Mía x Lương Phượng). Kết quả so sánh thống kê về khối lượng gà giữa hai lô ở 5 tuần tuổi và 11 tuần tuổi cho thấy khối lượng giữa hai lô gà không có sự sai khác nhau.

Qua đây cũng cho thấy ở giai đoạn đầu gà lô 1 cho tăng khối lượng lớn hơn điều đó thể hiện công ty Japfa chế biến thức ăn cho gà giai đoạn từ 1- 5 tuần tuổi có chất lượng tốt hơn so với công ty CP. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau thì chất lương lại không tốt bằng công ty CP nên dẫn đến kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tuổi thì khối lượng gà của lô 2 sử dụng thức ăn CP lại cho khối lượng lớn hơn đôi chút.

Theo cá nhân tôi nhận định thì có khả năng là công ty đã đưa ra được khẩu phần hợp ly ở giai đoạn này nhưng chưa hợp lý ở giai đoạn sau và giữa các loại thức ăn thì có thể loại nào cân đối tốt hơn về thành phần axit amin, năng lượng ... cộng với việc xử lý thức ăn đúng quy cách thì gà sẽ lợi dụng thức ăn tốt hơn tăng trưởng nhanh hơn.

Bảng 2.4 cũng cho thấy hệ số biến dị về sinh trưởng tích lũy của gà ở cả hai lô đều biến động trong phạm vi khá lớn (từ 4,78% - 13,59% ở lô 1và từ 5,57% - 12,54% ở lô 2). Điều này có liên quan đến việc nuôi chung trống, mái. Gà trống sinh trưởng nhanh hơn gà mái, do đó ảnh hưởng tới mức đồng đều trong đàn.

Để thấy rõ hơn tốc độ sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi chúng tôi biểu diễn sinh trưởng tích lũy của gà bằng hình 2.1

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Lô 1 Lô 2

Hình 2.1. Đồ th sinh trưởng tích lu ca gà thí nghim qua các tun tui

Hình 2.1 cho thấy, từ 1 đến 5 tuần tuổi đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của gà ở lô 1 luôn có xu hướng nằm trên đường biểu diễn sinh trưởng của lô 2. Tuy nhiên, từ giai đoạn 5 tuần tuổi trở đi đường biểu diễn sinh trưởng của lô 2 có xu hướng tăng cao hơn lô 1. Như vậy, nhìn vào đồ thị trên thì càng cho thấy nhận định trên của chúng tôi là hoàn toàn chính xác.

2.4.2.2. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Để nghiên cứu sâu hơn về sinh trưởng của gà thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tính toán sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn nuôi dưỡng. Kết quả tính toán sinh trưởng tuyệt đối được trình bày tại bảng 2.5 và hình 2.2.

Tuần tuổi

Bảng 2.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

0 – 1 9,34 9,32 1 – 2 9,02 7,78 2 – 3 11,97 11,69 3 – 4 17,05 17,60 4 – 5 22,11 21,35 5 – 6 24,19 24,20 6 – 7 25,54 27,07 7 – 8 37,79 39,23 8 – 9 37,98 39,20 9- 10 28,14 29,11 10- 11 24,54 27,45 Trung bình 22,52 23,09

Số liệu bảng 2.5 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của cả 2 lô đều có xu hướng tăng từ giai đoạn 0 - 1 tuần đến 8 - 9 tuần tuổi sau đó có xu hướng giảm. Điều này phản ánh đúng quy luật về sinh trưởng tuyệt đối của gà trong giai đoạn nuôi thịt. Ở giai đoạn gà nhỏ gà có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng khi lứa tuổi càng lớn gà có tốc độ sinh trưởng chậm lại do nhu cầu dinh dưỡng dùng cho duy trì cơ thể tăng. Tính chung cho toàn giai đoạn nuôi dưỡng từ SS - 11 tuần tuổi, chênh lệch sinh trưởng tuyệt đối giữa 2 lô thức ăn là 0,57 gam/con/ngày (22,52 so với 23,09 gam/con/ngày). Điều đó cho thấy sử dụng thức ăn của Japfa với thức ăn của CP không có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng tuyệt đối của gà F1(Mía x Lương Phượng).

gam 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

Hình 2.2. Biu đồ sinh trưởng tuyt đối ca gà thí nghim

Nhìn vào số liệu bảng 2.5 và hình 2.2 chúng tôi thấy rằng nếu xuất bán gà ở cả 2 lô vào tuần 8 hoặc 9 sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn so với tuần 11 (vì lúc này gà đạt sinh trưởng tuyệt đối cao nhất). Tuy nhiên, trên thực tế thời điểm xuất bán còn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Vì ở 11 tuần tuổi con gà có khối lượng lớn hơn, chất lượng thịt thơm ngon hơn ở tuần 8 hoặc 9.

2.4.2.3. Kết quả về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tương đối được tính bằng % chênh lệch về khối lượng giữa cân lần sau so với cân lần trước. Là tỷ lệ % giữa phần khối lượng tăng lên so với trung bình cộng khối lượng giữa hai lần khảo sát. Nó biểu thị tốc độ sinh trưởng của đàn gà. Kết quả sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%)

Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

0 - 1 88,50 88,35 1 - 2 45,71 40,71 2 - 3 39,59 40,53 3 - 4 38,11 40,49 4 - 5 34,35 33,90 5 - 6 27,68 28,20 6 - 7 22,63 24,33 7 - 8 26,28 27,14 8-9 20,90 21,34 9-10 13,08 13,35 10-11 10,18 11,16 Trung bình 33,37 33,59

Bảng số liệu 2.6 cho thấy, sinh trưởng tương đối của cả 2 lô gà đều giảm dần ngược với sự tăng lên của lứa tuổi. Điều này phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tương đối của gà theo giai đoạn. Ở giai đoạn còn non gà có tốc độ sinh trưởng tương đối cao do khối lượng cơ thể nhỏ, nhưng khi lứa tuổi càng tăng lên, khối lượng cơ thể tăng, tiêu hao năng lượng duy trì lớn dẫn đến tốc độ sinh trưởng tương đối có xu hướng giảm, đặc biệt ở giai đoạn gà trưởng thành.

Số liệu bảng 2.6 cũng cho thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của 2 lô gà thí nghiệm có sự chênh lệch trong từng giai đoạn nuôi, nhưng nhìn chung sự chênh lệch này không lớn và tính cho toàn bộ giai đoạn nuôi chênh lệch tương đối giữa lô 1 và 2 chỉ là 0,22% (33,37 so với 33,59 %). Điều đó cho thấy 2 loại thức ăn gần tương đương nhau và không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng tương đối của gà F1 (Mía x Lương Phượng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thể hiện diễn biến sinh trưởng tương đối chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ tại hình 2.3. % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 Tuần tuổi Lô 1 Lô 2

Hình 2.3. Biu đồ sinh trưởng tương đối ca gà thí nghim (%)

Hình 2.3 cho thấy khối biểu diễn sinh trưởng tương đối của gà ở cả 2 lô luôn nằm sát nhau ở các giai đoạn, thể hiện sự không khác nhau về tốc độ sinh trưởng tương đối. Điều này cũng cho thấy, con lai thích nghi tốt với điều kiện mới, nên trong tuần đầu cho sinh trưởng lớn nhất và cả hai loại thức ăn đều thỏa mãn nên không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm và hoàn toàn đáp ứng đúng quy luật sinh trưởng chung của gia cầm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 42)