Đặc điểm sinh trưởngvà những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 28)

trưởng ca gia cm

* Khái niệm sinh trưởng

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật trưởng thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kì không phải dễ dàng (Chambers, 1990 [15]).

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đuờng, 1992 [10] cho biết: theo H. Driesch, 1990 thì sự tăng thể khối của cơ thể là do các tế bào trong cơ thể tăng về số lượng và kích thước. Theo tài liệu của J.D chambers, 1990 [15],thì Mozan định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ phận như thịt xương, da.

Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường 1992 [10]).

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền. Sinh trưởng chính là sự tích lũy dần dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích lũy các chất phụ thuộc vào tôc độ hoạt động của các gen điều khiển sinh trưởng (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [10]).

Đứng về khía cạnh sinh học các nhà khoa học cho rằng sự sinh trưởng được xem như là sự tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng không đông nghĩa với tăng khối lượng, sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ.

Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42-45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g (Ngô Giản Luyện, 1994 [9]).

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình: Tế bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trưởng. Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu do tác động của môi trường.

Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở khoảng thời gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.

Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số đánh giá sự sinh trưởng một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được nhưng sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của độ tuổi.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm.

Sinh trưởng tuyệt đối:

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc kg/con/tuần.

Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Sinh trưởng tương đối:

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể kết thúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hepebol. Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi

Đường cong sinh trưởng:

Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Theo tài liệu của Chambers, 1990 [15] đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:

+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.

+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất. + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.

+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng.

Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, giống, giới tính.

Trần Long (1994) [7] khi nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các dòng V1, V3, V5 trong giống Hybro (HBV5) cho thấy các dòng đều phát triển theo đúng qui luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa trống và mái cũng có sự khác nhau: sinh trưởng cao ở 7-8 tuần tuổi đối với gà trống còn ở gà mái thì từ 6-7 tuần tuổi.

* Những nhân tố ảnh hưởng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi, sức khỏe…

- Ảnh hưởng dòng giống

Theo tài kiệu tổng hợp của J.R. Chambers (1990) [15] có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởngvà phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng một vài tính trạng riêng lẻ.

Nguyễn Thúy Mỵ (1997) [11] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể gà của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi lần lượt là: 250g, 2423g, 2305,14g.

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994 [6] thì sự sai khác về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng từ 13-38%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông:

Tính biệt cũng ảnh hưởng rõ rệt tới khối lượng cơ thể: gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24-32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về nặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát tiển nhanh so với các dòng phát triển chậm (J.R. Chambers, 1990)[15].

North M.O (1990) [20] kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lờn; ở 2 tuần tuổi 5%, 3 tuần tuổi trên 11%, 5 tuần tuổi trên 17%, 6 tuần tuổi trên 20%, 7 tuần tuổi trên 23%, 8 tuần tuổi trên 27%.

Theo tài liệu tổng hợp của Kusher K.F (1974) [18] thì tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì lông mọc nhanh và đều hơn gà mọc lông chậm.

Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng của các phần này khác nhau ở độ tuổi khác nhau và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng (J.R.Chambers, 1990 [15]).

- Ảnh hưởng của môi trường chăm sóc nuôi dưỡng.

Khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường:

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt giai đoạn gà con. Với gà broiler và gà hậu bị nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32- 340 C; Ngày thứ 2-7 là 300C; tuần thứ 2 là 260C; tuần thứ 3 là 220C; tuần thứ 4 là 200C. Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993 [8] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà sau 3 tuần tuổi là 18-200C. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy, tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau. Thông thường khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu nước ta phải tùy theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ môi trường từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.

- Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng:

Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn đến tiểu khí hậu chuồng nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng dễ ẩm ướt, nấm mốc phát triển, NH3 sinh ra nhiều làm ảnh hưởng bất lợi đối với vật nuôi. Các yếu tố này làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng nhiễm cầu trùng, mẫn cảm với Newcastle và các bệnh đường ruột khác, làm giảm khả năng sinh trưởng của gà.

Trong điều kiện nóng ẩm như nước ta, thông thoáng chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng cường lượng CO2 , thải khí CO2 , qua đó hạn chế bệnh tật.

- Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng:

Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần một chế độ chiếu sáng khác nhau.

+ Với gà broiler giết thịt sớm 38-42 ngày thì thời gian chiếu sáng là: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng là 23/24 giờ.

+ Với gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 48, 56 ngày tuổi) thì chế độ chiếu sáng như sau: ngày thứ 1: 24/24 giờ; ngày thứ 2: 20/24 giờ; ngày thứ 3-15: 15/24 giờ; ngày thứ 19-22: 14/24 giờ; ngày thứ 23-24: 18/24: ngày 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24 giờ. Cường độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ 4 đến kết thúc giảm còn 5 lux.

- Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:

Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi nhốt nhất định (phương thức nuôi chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1, 0,3, 0,35, 0,2m2/con…), nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, song nếu nuôi quá dày ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà. Bởi lẽ , khi mật độ nuôi cao thì chuồng nuôi nhanh bẩn, lượng NH3, CO2,…các loại vi sinh vật phát triển làm cho gà dễ nhiễm bệnh, độ đồng đều kém, tỷ lệ loại thải cao ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 28)