Kết quả nuôi sống của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 40)

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố chăm sóc, vệ sinh thú y, nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ dinh dưỡng. Nhất là đối với con lai thì việc xác định tỷ lệ nuôi sống còn có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá sự thành hay bại của công tác lai tạo giống. Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng còn phải đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được chú ý. Để thấy được ảnh hưởng của hai loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng của gà lai F1 (Mía x Lương Phượng). Chúng tôi đã tiến hành thống kê tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống được trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần tuổi Lô 1 Lô 2 Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 100,00 100,00 100,00 100,00 2 97,78 97,78 98,89 98,89 3 100,00 97,78 100,00 98,89 4 100,00 97,78 100,00 98,89 5 100,00 97,78 100,00 98,89 6 100,00 97,78 100,00 98,89 7 100,00 97,78 100,00 98,89 8 100,00 97,78 100,00 98,89 9 100,00 97,78 100,00 98,89 10 100,00 97,78 100,00 98,89 11 100,00 97,78 100,00 98,89

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của cả hai lô gà F1 (Mía x Lương Phượng) tuy có sử dụng hai loại thức ăn hỗn hợp khác nhau nhưng đều có tỷ lệ sống cao. Kết thúc thí nghiệm, lô 1 có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn là 97,78 %, còn lô 2 có tỷ lệ sống là 98,89 %. Ở tuần thứ 2 cả hai lô đều xuất hiên gà chết (lô 1 có 2 con, lô 2 có 1 con); các tuần tiếp theo tỷ lệ nuôi sống của cả hai lô là 100%. Xét về nguyên nhân dẫn đến gà chết ở cả hai lô, chúng tôi nhận thấy: Ở tuần 2 gà chết chủ yếu do sức chống chịu của gà con yếu khi mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không kịp thích nghi, do các yếu tố khác như vận chuyển gà, vệ sinh chăm sóc cũng dẫn đến tỷ lệ nuôi sống giảm. Từ tuần thứ 2 trở đi gà có sức đề kháng tốt, được phòng một số bệnh bằng kháng sinh, vaccine nên tỷ lệ nuôi sống đạt kết quả cao. Đây là điều có lợi cho chăn nuôi vì gà chỉ chết ở tuần 1 và 2, nếu chết ở các tuần gần sau xuất bán thì vừa thiệt hại về kinh tế hơn các giai đoạn trước lại vừa tốn công chăm sóc nuôi dưỡng.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm của chúng tôi đạt tỷ lệ cao hơn cụ thể như :

Gà Tam Hoàng 93,92% - 95,21%, gà Ri 93,5%, gà Văn Phú 55%, gà Hồ 62%, gà Đông cảo 82% (theo tài liệu của Trần Công Xuân, và cộng sự, 1995)[14]. Qua đây ta khẳng định con lai F1 (Mía x Lương Phượng) thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, điều đó có ý

nghĩa quan trọng trong việc triển khai giống vào các nông hộ để nuôi đại trà. Và cũng cho thấy hai loại thức ăn hỗn hợp chúng tôi nuôi thử nghiệm hoàn toàn đáp ứng được cho con lai F1 (Mía x Lương Phượng).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)