Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 33)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, nhiều giống gà lông màu chăn thả được nhập vào nước ta do có ưu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt như gà Lương Phượng Hoa nhập năm 1995 từ Quảng Tây (Trung Quốc).

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [4] thì gà Lương Phượng nuôi thịt đến 65 ngày tuổi đạt khối lượng từ 1,5-1,6 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,4 đến 2,6 kg, tỷ lệ nuôi sống 95%.

Khả năng lựa chọn các loại nguyên liệu thức để tự cân đối dinh dưỡng của gà đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nguyên lý việc lựa

chọn thức ăn của gà là các cá thể gà khi được nuôi trong đàn sẽ tự lựa chọn các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau dựa trên nhu cầu và khả năng sản xuất của cơ thể. Cumming (1992) [16], cho biết việc lựa chọn thức thức ăn (hạt ngũ cốc và bổ sung nguồn protein và canxi) cho gà đẻ đã đem lại hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi gà qui mô nhỏ ở vùng nông thôn.

Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng. Lê Hồng Mận và cộng sự, (1993) [8] cho biết, nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cũng được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin và năng lượng. Những cá thể nào có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít hơn, tỷ lệ protein cao hợp lý sẽ giúp trao đổi chất được tăng cường dẫn tới hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.

Trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm, chất lượng protein giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Các nhà khoa học khẳng định rằng dinh dưỡng protein có vai trò bậc nhất trong chăn nuôi gia cầm. Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [1] cho rằng: Khi không có đủ protein trong thức ăn thì trao đổi chất bị phá hủy, có thể làm cho sự sinh trưởng chậm lại dẫn tới giảm năng suất, sản lượng sản phẩm, mặt khác khả năng chống chịu bệnh cũng bị giảm.

Theo Từ Quang Hiển và cs, 2002 [2] dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm, 20 - 25% sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.

Ngoài protein trong thức ăn còn có năng lượng, xơ, khoáng, vitamtin và một số các chất khác cũng rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm, việc cân đối các thành phần này trong thức ăn hỗn hợp rất quan trọng cho sự phát triển của gia cầm. Theo Nguyễn Duy Hoan, 2010 [5] khi năng lượng cung cấp không đủ thì hiệu quả sử dụng protein giảm, vì cơ thể phải sử dụng protein cho mục đích tạo năng lượng bù đắp lượng năng lượng đã thiếu hụt, triệu chứng thiếu protein xuất hiện nhanh chóng khi năng lượng cung cấp

thấp hơn nhu cầu. Ngoài ra trong thực tế, thức ăn hỗn hợp cho gia cầm còn bổ sung hang loạt chế phẩm hóa học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng làm tăng phẩm chất thịt ở gà, một phần năng lượng dùng để duy trì, một phần để tăng trọng, cá thể nào có tốc độ tăng trọng nhanh thường tiêu tốn thức ăn ít hơn.

Hiện nay, trên thị trường nước ta có rất nhiều công ty thức ăn chăn nuôi khác nhau cùng phát triển như: Proconco, Newhope, CP, Japfa… mỗi công ty có một thế mạnh riêng đã làm cho ngành chăn nuôi gia cầm nước ta ngày một phát triển mạnh hơn.

2.2.3.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới

Bắt đầu từ những năm hai mươi của thế kỷ 20 khi chăn nuôi gà broiler phát triển ở Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu đã có nhiều thay đổi về giống. Ngoài những thành tựu về giống thức ăn dinh dưỡng cho các loại gia cầm cũng được phát triển mạnh mẽ. Nhiều công ty thức ăn chăn nuôi ra đời và phát triển mạnh mẽ tạo được thương hiệu lớn phát triển nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới như: Proconco, cagill, Newhope, AF…góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

Dinh dưỡng thức ăn là một nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, năng suất chăn nuôi, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Theo Chambers (1990) [15] thì tương quan giữa tăng trọng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng.

Theo H. Pingel (1984) [21] tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng có liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật. Do vậy, để làm hạ thấp tiêu tốn thức ăn cần cho ăn theo nhu cầu phù hợp với đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năng tăng khối lượng, giảm thời gian nuôi dưỡng, đồng thời kết hợp với quá trình chọn lọc.

tăng khi tăng hàm lượng protein trong khẩu phần. Onwudikie 1983 cũng có nhận xét tương tự nhưng cho rằng nó bị giảm khi mức protein trong khẩu phần vượt quá 26% ở giai đoạn từ 4 - 8 tuần tuổi (Nguyễn Duy Hoan, 2010) [5].

Summer và Leeson, 1984 [19] thấy lượng thức ăn ăn vào của gà broiler tăng theo mức tăng của protein, song dừng lại ở mức 22%. Khi tăng năng lượng trong khẩu phần sẽ làm tăng tích lũy mỡ. Ngược lại tăng protein khẩu phần sẽ làm tăng tỷ lệ nước và protein trong thịt, nhưng làm giảm lượng mỡ và năng lượng trong thịt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại thức ăn khác nhau tới khả năng sinh trưởng của gà thịt F1 (Mía lai Lương Phượng) tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 33)