Nội dung phẩm Phổ Hiền

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

2.2.Nội dung phẩm Phổ Hiền

Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh nguyện viên thành một cách hoàn mãn tròn đầy, do thế Kinh Pháp Hoa đặt phẩm Phổ Hiền khuyến phát vào cuối Kinh. Mở đầu phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát thứ 28, Bồ Tát Phổ Hiền đến Ta Bà với vô số Bồ Tát đi cùng và bát bộ Thiên long ủng hộ, Ngài đến từ thế giới của Đức Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, tức một nước có đầy của báu, đầy quyền uy, đầy đức độ. Bồ Tát Phổ Hiền đến đâu thì mưa châu báu rải xuống đến đó. Nói cách khác, Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiện trên cuộc đời với

đầy đủ thế và lực siêu tuyệt để có thể cảm hóa tất cả thành phần chúng sinh ở Ta Bà và chuyển đổi mọi tình huống trở thành tốt đẹp.

Ngài Phổ hiền Bồ Tát từ phương đông lại, khải thỉnh Đức Như lai tuyên thuyết giáo Pháp, được "Đức Phật đáp: Sau khi Phật diệt độ người nào muốn được Kinh Pháp Hoa phải hội đủ bốn điều kiện:1- Được Chư Phật hộ niệm; 2- Trồng cội công đức; 3- Vào trong chính định; 4- Phát Tâm cứu tất cả chúng sinh". [19, tr.685]. Khi chúng ta thành tựu các công hạnh như trên, thấu triệt bản Tâm vốn thanh tịnh viên giác, thì muôn hạnh, muôn sự đều được viên mãn mà thong dong tự tại, thế mới là bậc vô trụ vô chấp, cũng có nghĩa là hiển bày thật tướng Pháp giới, làm cho đại chúng hiểu được diệu trạm tổng trì, nghĩa là nơi thể như bất động thể nhập tùy duyên và cũng có nghĩa là phẩm Phổ Hiền, là tượng trưng cho đại hạnh cao cả của Bồ Tát đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Do vậy ta theo Kinh Pháp Hoa là tu Pháp môn nhất Phật thừa, nhưng muốn được công hạnh ấy phải đầy đủ bốn yếu tố mới thành tựu được. Bốn Pháp này hay là bốn điều kiện là cửa mở cho hành giả thâm nhập vào thế giới Pháp Hoa, còn nói một cách khác người nào thực hiện được bốn điều này, người đó sẽ thành Phật.

Thứ nhất là phải được Chư Phật hộ niệm: Trước hết, Phật có thể hiểu theo hai nghĩa, một là Đức Phật bên ngoài để Tâm giúp đỡ trợ lực cho người tu khi Tâm người tu tập tương ứng được với Ngài, sự tương ứng này không ở trên vọng thức mà trên chân Tâm, Phật hiểu theo nghĩa thứ hai là thể tính sáng suốt hằng hữu nơi mỗi chúng sinh không phải là Phật bên ngoài hộ niệm cho người tu. Như vậy, muốn được Chư Phật hộ niệm thì Tâm người tu tập phải tương thông với Tâm Ngài tức là người tu phải có niềm tin vững chắc nơi Đức Phật, Tâm nghĩ những điều như Phật nghĩ, miệng nói những lời như Phật nói, thân làm những việc như Phật làm. Chư Phật vì bi nguyện độ khắp tất cả chúng sinh. Nên không an hưởng trong Niết Bàn tối thượng mà để Tâm quán khắp Pháp giới, nơi nào có chúng sinh đau khổ thì Quý Ngài hiện thân trong tất cả các hình thức chỉ mong sao đem lại lợi lạc cho quần sinh. Người tu noi

gương Chư Phật từng bước tu tập trau luyện ba nghiệp ngày càng thuần tịnh để làm mô phạm giáo hóa chúng sinh. Hay nói khác người tu quay trở về sống với bản thể thường hằng trong sáng của mình, lẽ đương nhiên cảm ứng đạo giao, tất yếu người tu sẽ được Chư Phật hộ niệm. Theo Kinh thì điều kiện để người tu được Chư Phật hộ niệm được ghi rõ trong Kinh rằng ai theo Ngài Phổ Hiền tu sẽ được Đức Thích Ca xoa đầu, trực tiếp nghe Đức Thích Ca nói Pháp. Được Phật hộ niệm là điều kiện chính yếu để tu Pháp Hoa, vì không có Phật hộ niệm thì người tu tập thụ trì khó vững bước trên lộ trình Diệu Pháp.

Thứ hai là trồng căn lành. Kinh dạy người tu phải trồng căn lành ở các Đức Phật. Trồng căn lành ở các Đức Phật có thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa Thứ nhất: Người trồng căn lành nơi các Đức Phật là người tu chí thành lễ bái cúng dàng Chư Phật để tạo liên hệ giữa Phật và chúng sinh. Hiểu theo cấp bậc cao hơn thì Phật là bậc sáng suốt giác ngộ đạt quả vô thượng Bồ Đề, nên trồng căn lành có nghĩa là người tu vun bồi phát huy Trí tuệ. Muốn có Trí tuệ hay Vô thượng Bồ đề, người tu tập phải nổ lực chân tu thực học, thường hành thiền định. Nghĩa thứ hai: theo Kinh Hoa Nghiêm thì: "Phục vụ chúng sinh là tối thượng cúng dàng Phật". Như vậy, trồng său căn lành nơi các Đức Phật cũng tức là trồng sâu căn lành ở Tâm niệm chúng sinh. Người tu sống tiếp cận với chúng sinh, thấy rõ những khó khăn, thiếu thốn, vất vả của chúng sinh trong cuộc sống, hiểu được những nỗi đau thầm kín khiến chúng sinh phiền muộn bất an, để từ đó người tu đem tất cả Tâm huyết của mình giúp chúng sinh tìm về nguồn hạnh phúc chân thật. Khi người tu có căn lành, Tâm hồn luôn hướng về Đạo Pháp, những thú vui trần tục không còn mảy may tác động vào trong Tâm niệm. Người tu nghe Pháp, tư duy và vui sống trong Chính Pháp. Cảm được ân đức Chư Phật, người tu càng vững vàng trong niềm tin và tiến nhanh trên lộ trình giải thoát. Có Phật hộ niệm, hai điều kiện này hỗ tương lẫn nhau tạo cho người tu cảm nhận được sự huyền diệu trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy người tu hòa nhập trong dòng thác Trí tuệ của Như Lai.

tu bao dung cảm được hảo tướng giải thoát khiến mọi người nhìn vào sinh Tâm kính trọng và đồng khởi Tâm trồng căn lành nơi các Đức Phật.

Thứ ba là vào trong chính định: Được Chư Phật hộ niệm, sâu trồng căn lành trong Tâm niệm chúng sinh nhưng nếu hành giả sống trong vọng niệm thì Phật sự có thể biến thành ma sự. Bởi vì thường người tu yên tâm tu trong bốn vách tường của thiền môn, không dính líu cuộc đời, không liên hệ hệ với người, Tâm người tu dễ dàng bình ổn. Nhưng khi muốn trồng căn lành nghĩa là phải thực hành Bồ Tát đạo đi vào cuộc đời, tiếp cận với người, giúp người thoát khổ. Khi tiếp cận như vậy, chắc chắn Tâm người tu khởi niệm buồn phiền không còn thanh tịnh vì chúng sinh nghiệp chướng, phiền não chướng sâu dầy khó chuyển. Tâm dao động buồn khổ thì không có Pháp Hoa. Do đó, người tu phải thực hành thiền định, từng phút giây không để Tâm chạy theo trần cảnh mà khởi tham sân si. Tâm an định, người tu mới quyết định những vấn đề khó khăn một cách sáng suốt mà người bình thường không giải quyết được. Dù đời có vui buồn thăng trầm đến đâu chăng nữa, chúng sinh có tệ ác khen chê cũng mặc, người tu vẫn giữ Tâm thanh thoát không dao động theo từng bước chân an lạc và giải thoát của Chư vị Thiền Sư.

"Thong thả nhàn du giữa núi xanh Bước chân thoảng nhẹ lối kinh hành Nghiêng tai, đâu thiết lời thương ghét Ngoảnh mặt, màng chi tiếng lợi danh Cũng có, cũng không cho hợp cảnh Rằng phi, rằng thị để xuôi gành Tức Tâm, tức Phật, Tâm là Phật

Thế giới Thường quang lộ bóng mành"[25, tr. 227].

Vì thế, mà người tu cần luôn luôn ghi nhớ vừa trồng căn lành vừa trụ chính định, tức sẽ được Chư Phật hộ niệm, ngược lại nếu mất chính định, căn lành cũng mất theo và cũng không được Chư Phật hộ niệm.

Thứ tư là phải cứu độ tất cả chúng sinh là điều kiện cuối cùng, nhưng cũng là điều kiện tất yếu nhất, làm nền tảng để thành tựu viên mãn ba điều kiện trên. Người tu có mở rộng vòng tay đón nhận và yêu thương hết muôn loài thì khi ấy người tu mới quyết Tâm tu hành tinh tấn, trụ tại thiền định để khi hòa vào dòng đời làm lợi ích cho chúng sinh mà không bị một mảy trần làm ô nhiễm, từ đó việc sâu trồng căn lành nơi Tâm niệm chúng sinh của hành giả mới không bị thối thất dù bất cứ một trở lực nào, trái lại ngày thêm tinh tấn và như vậy người tu luôn sống trong sự hộ niệm của Chư Phật. Do vậy mà Đức Thế Tôn dạy "Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thành tựu bốn Pháp thời sau khi Như lai diệt độ sẽ được Kinh Pháp Hoa này".

Đến đây Ngài Phổ Hiền Bồ Tát bạch cùng Đức Phật: "Trong đời ác năm trược, nếu chúng sinh thụ trì Kinh điển này, con sẽ giữ gìn các sự khổ hoạn cho được an ổn, khiến không ai làm hại được" [8, tr.552]. Điều đó nói lên rằng, nếu trong đời điên đảo, mê mờ mà biết quay về tự tính giác ngộ của bản giác diệu Tâm thể nhập được Pháp giới tính nhiệm mầu, thực hành đại nguyện giác ngộ chúng hữu tình thì gọi đó là thụ trì Kinh Pháp Hoa, do thế đại hạnh bao trùm cả Pháp giới ấy chính là Phổ Hiền Bồ Tát vậy. Hộ trì như thế mới không bị vọng tưởng điên đảo gây hại đến thân Tâm, cho nên mọi hành động của hành giả đi, đứng, nằm, ngồi khế hợp với chân lý nhất như có Trí tuệ siêu việt vượt ngoài phạm trù đối đãi của nhân sinh có đủ sáu ba la mật như sáu ngà của tượng vương trắng.

Bồ Tát Phổ Hiền có lời nguyện: Thứ nhất "Người nào thụ trì Kinh này con sẽ giữ gìn, giúp đỡ khiến cho được mọi sự yên ổn, trừ mọi sợ hãy, không bị các loài ma quỷ não hại" [8, tr.553].

Người tu Pháp Hoa gặp ma trướng nhiễu hại, tức hoàn cảnh khó khăn. Gần nhất là khó khăn về ba việc căn bản của sự sống: Cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và ra ngoài bị người chống phá, đe dọa. Tin lời nguyện của Đức Phổ Hiền rằng nếu có như vậy, Ngài sẽ dùng sức thần thông hộ trì Diệu Pháp, giữ ma

ma thành Pháp lữ, nghĩa là người đang chống phá họ vụt đổi ý thành giúp đỡ, nếu chúng ta đúng như Pháp tu hành. Vững niềm tin ở Phật, nên nhận được lực gia trì rất lớn của Phổ Hiền Bồ Tát, thiết nghĩ gặp ma phá, chúng ta nhiếp Tâm tu, tin tưởng ở lực gia trì của Đức Phật và Bồ Tát, thì thuận nghịch đều là duyên, ma sẽ trở thành Pháp lữ.

Lời nguyện thứ hai của Phổ Hiền Bồ Tát: "Người thụ trì đọc tụng Pháp Hoa được thấy thân con thì rất vui mừng, lại thêm tinh tiến. Vì được Chính định và Đà La Ni" [8, tr.554]. Phổ Hiền Bồ Tát hộ trì là người chất phát, có tính ôn hòa, học Kinh Pháp Hoa mà không hiểu nghĩa lí sâu xa, nên ngồi suy nghĩ thường trú Pháp thân, Ngài sẽ ân cần hiện hình dậy bảo. Người có tính nhu hòa, hiền lành, không chấp việc sai trái của người, nhưng họ chưa hiểu nghĩ Kinh sâu sắc. Họ chỉ cần ngồi yên suy nghĩ thường trú Pháp thân, nghĩa là tin tưởng, nghĩ rằng Phật sinh thân không còn, nhưng Pháp thân Phật bất sinh bất diệt, thường trú vĩnh hằng. Đức Phật vẫn hiện hữu trong ta, trên ta và xung quanh ta. Tâm chúng ta nghĩ đến Đức Phật, ở trong thế giới Phật, dần thế giới mà chúng ta sống cũng an lành theo, an từ trong Tâm dẫn đến phát triển thế giới bên ngoài an lành. Điều này thể hiện rõ nét khi các bậc chân tu chỉ có lòng từ, nhưng từ đó mà Chùa chiền và quyến thuộc được phát triển. Sống chân thật và chuyên nghĩ đến Đức Phật thường trú Pháp thân, Phật lực ảnh hưởng đến chúng ta, chuyển chúng ta thành Pháp thân Phật. Bấy giờ, người nhìn thấy ta, họ nghĩ đến Phật và phát Tâm. Thấy ta mà người chưa phát Tâm là tự biết Tâm chúng ta chưa ngay thật hiền hòa.

Lời nguyện thứ ba: "Người đọc tụng, thụ trì, nhớ nghĩ chân chính, hiểu rõ nghĩa thú, theo đúng lý thuyết thực hành... liền lên cung trời Đâu Suất, ở chốn Đức Di Lặc Bồ Tát có ba mươi hai tướng tốt, các Đại Bồ Tát cùng đều vây quanh" [8, tr.556].

Người trì tụng Kinh Pháp Hoa thanh lọc nội Tâm vắng lặng hoàn toàn, Đức Phổ Hiền giúp chúng ta đến với Ngài Di Lặc Bồ Tát, nghe một trăm Pháp trong cuộc sống, để không phạm sai lầm và chuyển hóa tám thức của

con người khổ đau thành bốn trí của bậc giác ngộ, Tâm chúng ta trong sáng, thấy biết chính xác mọi sự việc và thành tựu những việc khó làm. Bồ Tát Phổ Hiền phải trải qua vô lượng kiếp mới thành tựu được mười đại hạnh. Chúng ta tu Pháp Hoa chỉ làm ba việc như trên cũng được Bồ Tát Phổ Hiền gia hộ, trao lực cho chúng ta thì việc của chúng ta là việc của Đức Phổ Hiền, nên đạt thành quả phi thường, vượt ngoài sức người. Tâm thanh tịnh, tiếp nhận được lực gia bị của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng ta tu tạo công đức rất nhanh, nhưng phạm sai lầm thì một việc nhỏ cũng không thành là biết Phổ Hiền không gia bị cho ta nữa. Nương lực Bồ Tát Phổ Hiền, được dạo chơi mười phương thế giới Phật, thì tuy vẫn hiện hữu ở trần gian này nhưng việc ăn, mặc, ngủ, nghỉ không còn chi phối chúng ta; trái lại chúng ta luôn sống trong Thiền định, sống trong thế giới Phật. Được như vậy, khi mãn duyên Ta Bà, chúng ta nhẹ nhàng về với Phật. Thật vậy, tu ở Ta Bà gặp nhiều chướng ngại, nhưng được Bồ Tát Phổ Hiền thần thông tự tại, oai đức vô song thủ hộ, Ngài thừa sức che chở chúng ta, thì chẳng còn gì để sợ. Chúng ta chưa đủ sức tin lời Phật dạy và thần lực của Bồ Tát, mới khiếp sợ. Đủ niềm tin vững mạnh, sợ hãi biến mất, tôi bắt đầu quan sát việc của Đức Phật, của Bồ Tát để tạo mối quan hệ giữa tôi và các Ngài, như vậy mới an được.

Thể nhập chân diệu trí mới có khả năng xoay chuyển vạn Pháp vào nơi vô tướng bình đẳng nghĩa là trở về với nhất chân Pháp giới, mà tùy thuận vô lượng Pháp, ứng thân vô lượng mà Tâm thể vẫn như như bất động bất biến mà tùy duyên, tùy duyên mà bất biến đó là mật Tâm Đà La Ni. Lại nữa, người hành trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong cuộc đời ô trược này mà mọi hành sử vi diệu khế hợp với Kinh, Tâm thể không nhiễu loạn thì nhất nhất đều lợi cho chúng hữu tình. Thế nên Kinh nói có các tướng tay chân cong quẹo, mắt lé thân thể hôi nhơ, răng nướu thưa thiếu, mũi xẹp…Các tướng hạng ấy dụ dẫn cho những chúng sinh chôn vùi bản tính Phật nơi mình, do thế hành giả thụ trì Kinh Pháp Hoa là phải an trú trong chính niệm, chính định, chính tuệ, thủ

ông Phật của tự Tâm, thể nhập được Pháp giới tính. Đó là mới hành trì giáo nghĩa nhất Phật thừa hay nói cách khác là thụ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Tóm lại, trụ vào trong Pháp Hoa sẽ nhận được ba điều căn bản mà Ngài Phổ Hiền luôn gia hộ để chúng ta thấy Đức Phật, hiểu nghĩa lí Kinh và vượt được mọi chướng duyên trên bước đường tu, tiến đến Bảo sở.

Trì tụng Pháp Hoa, chúng ta cần suy nghĩ, tìm hiểu hành trạng của Chư Vị Bồ Tát. Học theo hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, Tâm hồn chúng ta giống như Ngài; suy nghĩ giống và áp dụng được hạnh đức của Bồ Tát thì hành động và việc làm của chúng ta cũng giống Bồ Tát. Học hạnh Bồ Tát để tự trang nghiêm thân Tâm như vậy, chúng ta sẽ thành tựu công đức,mà chúng sinh hằng mong đợi.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 32)