Công hạnh tu hành của Phổ Hiền BồTát

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

2.4.Công hạnh tu hành của Phổ Hiền BồTát

Nhân Hạnh của Bồ Tát thì có đến muôn ngàn, nhưng ở đây chúng ta chỉ triển khai Bồ Tát tu tập mười hạnh một cách rốt ráo thì tất cả hạnh kia đều được viên thông. Ngài Phổ Hiền đã tu tập mười công hạnh này có một diệu năng như thế, nếu không trải qua những công hạnh ấy thì khó bề đạt được mà quả Vô thượng Bồ Đề. Đó chính là Mười hạnh nguyện của Đức Phổ Hiền.

Đức Thích Ca là bậc đại bi đại trí, Ngài đã trải qua vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thị hiện trong tất cả chủng loại, trong từng quốc độ, trong mọi thời gian… Các Ngài đã vượt muôn ngàn gian khó đến với chúng sinh chỉ nhằm mục đích giúp cho chúng sinh thoát khổ và đi đến chân trời giải thoát an vui. Với ân đức thâm sâu, cao dày đó, Phổ Hiền Bồ Tát đã nguyện đem thâm Tâm tín giải, nơi ba nghiệp, thân khẩu ý thanh tịnh, mỗi thân hiện ra vô biên thân, ở trước vô lượng Phật trong khắp Pháp giới mà tôn trọng lễ kính vì thế, hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền.

Thứ nhất là Lễ Kính Chư Phật:

Hiển nhiên đã thể hiện tấm lòng tri ân báo ân sâu đậm đối với bậc Thầy khả kính ở ngoài,Ngài còn đỉnh lễ cả Phật bên trong của mình nữa. Bởi, khi được Đức Phật ở ngoài khai hóa, hành giả còn phải chịu sự nuôi lớn, dìu dắt của Phật bên trong nhiên hậu mới mong trưởng thành.

Vì vậy, Lục Tổ Huệ Năng sau khi được Ngũ Tổ khai thị và đưa đò qua sông, Ngài đã khẳng khái nói với Thầy: "Khi mê thì nhờ Thầy độ, khi ngộ thì con tự độ” [26, tr.28]. Chính ông Phật bên trong của mình đã tế độ cho mình đến khi thành Phật. Nhưng nếu chúng ta không thường xuyên lễ kính Đức Phật ở ngoài hoặc lễ với chủ Tâm cầu xin, ban vui, cứu khổ thì không thể thấy được Phật ở trong, nếu không nói là cách xa Ngài ngàn dặm. Vì thế phải năng lễ Chư Phật ở ngoài mà còn lễ Phật đang nằm trong mỗi chúng sinh nữa, để thấy Phật của mình và tuyệt đối tuân theo sự chỉ dạy của Ngài. Sống trên cuộc đời, sở dĩ chúng ta biết tu nhân tích đức, ăn chay, giữ giới, tránh ác, làm lành,

kiêu căng, lầm lạc v.v… đều là nhờ Đức Phật bên trong cố vấn chỉ đạo. Kính lễ Ngài tức là chấp hành triệt để theo sự cố vấn chỉ đạo ấy. Ngoài ra, Bồ Tát Thường Bất Khinh trong phẩm 20 quyển sáu Kinh Pháp Hoa, còn có công hạnh gặp ai lễ lạy, dù cho họ có không chấp nhập hay có đánh đập mắng nhiếc, Ngài cũng một bề từ xa lạy tới với một câu bất hủ: " Tôi rất Tâm kính các Ngài không dám khinh mạn. Sở dĩ vì sao? Vì các Ngài đều là người tu đạo Bồ Tát, sẽ được thành Phật"[8, tr.463]. Như vậy, rõ ràng Ngài đã lễ Phật ở trong con người của họ, chứ đâu phải lễ tấm thân tội lỗi của họ đâu có sẵn cái chất Phật trong mình rồi, thì đến một lúc nào đó Phật ở trong Tâm và Phật bên ngoài gặp nhau hành giả bỗng ngộ lý vô sinh trở thành Bồ Tát, Phật, như Thiền Sư Tư Nghiệp đã nói:

" Hôm qua Tâm Dạ Xoa Sáng nay mặt Bồ Tát Bồ Tát cùng Dạ Xoa Chẳng cách một sợi tóc".

Và với bất cứ cái lễ nào cũng đều phải theo tinh thần của Bồ Tát Văn Thù hướng đạo: "Năng Lễ, sở lễ tính không tịch" tức là người lễ, đối tượng lễ, cả hai đều có tính vắng lặng như nhau. Có như vậy mới "Cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn" được thấy mình và thấy người là một; Thánh và Phàm không hai. Trên đây là mô hình "Kính Lễ Chư Phật" của Bồ Tát Phổ Hiền mà hàng xuất gia chúng ta không thể không đem ra áp dụng.

Thứ hai là xưng tán Như Lai:

Đã trên hai mươi lăm thế kỷ qua, mặc dù Đức Phật không còn hiện hữu trên cuộc đời nhưng Giáo Lý của Ngài vẫn được từng thế hệ loài người tiếp nối nhau, tính đến nay đã có không biết bao nhiêu người được chuyển mê khai ngộ và cũng không biết bao nhiêu người được nâng cao phẩm hạnh, đạo đức, tác phong giúp cho xã hội loài người ngày thêm chân thiện. Như Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã nói: "Phật Tâm có hoạt tính vô cùng, soi sáng Pháp giới, truyền thẳng đến từng chúng sinh" gọi là "Phật Tâm vô xứ bất Từ

bi", từ người nghèo nhất đến người giàu nhất, từ người giỏi nhất đến người dở nhất, Đức Phật không hề bỏ ai. Tu hạnh xưng tán Như Lai, chúng ta không chỉ khen ngợi Ông Phật đã chết mà còn khen ngợi Đức PhậtPháp thân thường trú đang giáo hóa chúng ta, đang chỉ đạo hàng tỷ người trên thế giới [19, tr.26,27].

Cho nên xưng tán Như Lai thiết thực hơn hết là chúng ta xưng tán công đức của những vị cao Tăng thạc đức đã và đang cống hiến cuộc đời mình cho Phật Pháp nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, nhất là đối với Chư Tôn Đức Tăng Ni đã từng lao tâm, khổ trí, quên ngủ, quên ăn trong việc giáo dục và đào tạo hàng hậu học chúng ta, sao cho có đủ đức tài để thay Phật tiếp Tổ đem Giáo Pháp làm lợi ích cho chúng sinh. Bên cạnh đó chúng ta còn phải y Pháp tu hành, gia công không lười mỏi, không hướng ngoại tìm cầu ham muốn lợi danh, say đắm lục dục, không chạy theo sự sai xử của thất tình. Hằng giữ cuộc sống đơn giản, thanh bạch, giải thoát, điều phục Tâm ý cho thanh tịnh, an lạc và noi gương các bậc tiền bối hiến trọn đời mình cho Đạo Pháp.

Thứ ba hạnh nguyện của Ngài là Quảng tu cúng dàng:

Theo Phổ Hiền Bồ Tát trong việc cúng dàng Phật thì "Như Pháp cúng dàng là tối thượng". Nếu chúng ta cho việc cúng dàng Chư Phật bằng các thứ tàng lọng, hương thơm, hoa quả… nhiều như núi Tu Di hay ngay cả việc đúc chuông, xây Chùa, độ Tăng là tối thượng thì chúng ta mang tội phá Pháp. Bởi vì phẩm vật Chư Phật đâu thể dùng, chúng ta dâng cúng là để tỏ lòng tôn kính.

Tuy nhiên cho dù có làm các công đức trong cái Tâm không ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả đi nữa thì phúc đức này cũng chỉ là phúc hữu vi, nằm trong vòng sinh diệt, đâu thể sánh bằng với phúc vô vi của sự y Pháp tu hành, đắc đạo? Cho nên tốt hơn hết trong việc "Quảng tu cúng dàng" là chúng ta chịu khó khép mình trong nội qui giới luật, giữ thân đoan trang, Tâm định

bận của lục trần, hằng tỉnh giác để khỏi bị tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến lừa đảo, tác động, sai khiến. Được như thế thì chúng ta đỡ hổ thẹn mỗi khi đứng trước Phật nghê nga bài kệ:

“Giới hương, định hương giữ tuệ hương

Giải thoát, giải thoát tri kiến hương Quang minh vân đài kiến Pháp giới Cúng dàng thập phương Tam Bảo tiền".

Quảng tu cúng dàng quan trọng hơn, cần thiết hơn chính là giúp đỡ chúng sinh trên mọi phương diện, bởi đó cũng là một cách cúng dàng thiết thực, "Phục vụ chúng sinh là cúng dàng Chư Phật", mà mọi người quen gọi là từ thiện xã hội, trong Đạo Phật gọi là Bố thí: Có nghĩa là đem những gì mình có ban trải cho mọi người. Trong mười hạnh của Bồ Tát thì công hạnh này là hạnh đứng đầu, đây là Pháp tu căn bản củaBồ Tát xuất phát từ Tâm định tĩnh. Bồ Tát bố thí cho tất cả những đối tượng với mong muốn đưa người đến vô thượng Bồ Đề. Cưu mang, không giúp họ Bồ Tát không thành Phật, không làm cho họ giỏi Bồ Tát không thể thành thầy, chính vì thế mà hạnh bố thí Ba - La- Mật mới là Pháp tu của Bồ Tát. Ba La Mậtdịch âm từ tiếng Phạn Paramita có nghĩa là đáo bỉ ngạn hay tới bờ kia. Ba La Mậtlà phương tiện giống như chiếc thuyền có thể đưa chúng sinh từ bờ sinh tử vượt qua biển khổ vô minh si ám rồi cập đến bờ giải thoát Niết Bàn. Muốn thực hiện bố thí Ba LaMật hành giả phải tiêu trừ những tư tưởng vị kỷ và phát triển những tư tưởng vị tha mở lòng Từ bi quảng đại.

Bố thí gồm có ba loại:

Một là tài thí: Là đem tiền của, vật thực cho đến cả thân mệnh của mình ban bố cho kẻ khác. Tài Thí có hai: Nội tài, ngoại tài. Nội tài là đem phần trong cơ thể như đầu mình tay chân của mình bố thí cho chúng sinh. Ngoại tài là đem tiền của, cơm áo… giúp cho chúng sinh giúp họ thoát khổ được vui. Thực hiện bố thí để trừ lòng tham, cho nên người ta xin nhiều chừng nào, Bồ Tát cho nhiều chừng ấy, không hề luyến tiếc, miễn chúng sinh vui thì Bồ Tát vui.

Hai là Pháp thí: Là đem Giáo Pháp của Đức Phật thuyết giảng cho chúng sinh hiểu, để giúp họ thoát khỏi mê lầm mà có được Trí tuệgiải thoát.

Tài thí chỉ giúp chúng ta trong cảnh tạm thời, vì thế chúng ta phải Bố thí Pháp tức là đem giáo lý của Đức Phật giảng dạy cho chúng sinh, diệt lòng tham lam ích kỉ đến tận gốc rễ, Pháp Phật là những bài thuốc chữa Tâm bệnh vì Tâm chúng sinh còn nhiễm độc sân giận, san tham, hẹp hòi ích kỷ nên Bồ Tát phải rất hay bố thí Pháp nhũ, để trừ các căn bệnh hiểm nghèo đó cho chúng sinh. Tài thí tuy rất cần, nhưng chúng sinh chỉ thoát khổ nhất thời còn Pháp thí mở rộng Tâm trí cho mọi người, tham, sân, hẹp hòi, giàu cũng như nghèo làm cho con người sạch mọi phiền não, không gieo nhân đoạ lạc, không những trong hiện tại mà còn gieo nhân lành trong kiếp sau để tiến tới giải thoát cứu kính.

Pháp thí có khi làm bằng khẩu giáo, nhưng cũng có khi mình chẳng cần nói gì vì Bồ Tát "Hành bất ngôn chỉ giáo" đem gương sáng của đời sống đạo đức đầy Từ bi, hỷ xả, tinh tấn, nhẫn nhục để cảm hóa lòng người. Cái lối vô ngôn dùng tấm gương thân giáo của mình để giáo hóa chúng sinh, đó là sựtu hành chính mạng, chính nghiệp. Pháp thí được gọi là viên mãn khi hội đủ cả hai điều kiện nói và làm phải đi đôi, người hành Pháp thí phải tùy thời cơ hành động một cách khéo léo mới đạt được hiệu quả tốt. Người hành động thân giáo phải y theo giới luật cử chỉ đoan chính sống đời đạo đức mẫu mực làm khuôn vàng thước ngọc cho người khác noi theo, để cải tà quy chính. Nhưng Pháp thí phải tuyệt đối không vì danh lợi, cầu phúc báu để được ghi ân đền đáp, nếu còn vướng một mảy may ý tưởng vị kỷ, lập dị, tự cao tự đại thì không thể gọi là bố thí Ba La Mật, không phải việc làm của Bồ Tát.

Bồ Tát phải dùng Tâm từ để bố thí Pháp cho chúng sinh đem nguồn an lạc cho Tâm hồn họ thoát khỏi phiền trược. Sở dĩ Bồ Tát hành động đầy Từ bi hỷ xả là dùng dòng suối mát dịu tưới vào đáy lòng khô cạn của những kẻ bị đời làm cho đau đớn, ê chề được hồi sinh trở lại. Một lời nói phù hợp với đạo

đức tình người, đó chính là Pháp thí giúp cho họ phát triển về năng lực Tâm linh chứ không phải chỉ là những lời Phật dạy mới gọi là Pháp Thí.

Ba là Vô Úy Thí: Là ban cho người khác cái không sợ hãi là giúp cho họ vững dạ làm ăn, sinh sống. Nỗi lo sợ được lắng xuống thì mức độ an vui tự do, tự tại được nâng lên.

Thông thường, con người sống trên cuộc đời này có vô số điều để lo sợ. Phàm phu thì sợ chết vì mê chấp xác thân ngũ uẩn là thật, vì sợ chết nên sinh ra nhiều nỗi lo sợ khác như: sợ đói lạnh, sợ đau ốm, sợ tan nhà nát cửa, sợ bom đạn chiến tranh… Hàng Thanh Văn sợ cái khổ làm kiếp người. Duyên Giác sợ khó đoạn phiền não, khó trừ vô minh. Hàng Bồ Tát sơ cơ sợ tu khó thành Phật vì cho rằng chúng sinh khác Phật. Nói chung tất cả chúng sinh còn sống trong vô minh mê mờ bất giác thì còn sợ hãi bất an, chỉ có một nguyên nhân duy nhất là chưa đạt được cái thể thanh tịnh, còn sống trong vòng chấp hình danh sắc tướng, vì thế Bồ Tát cần phải đem những Pháp an Tâm ban bố cho chúng sinh để họ thoát khỏi lo âu sợ sệt, bằng cách lấy gương vô úy của mình đối trước vấn đề sinh tử, để cảnh tỉnh những người ham sống sợ chết. Bồ Tát dùng mọi phương tiện vào sinh ra tử, coi mạng sống như hư không, gặp tai nạn ra tay cứu vớt không nề khó khăn nguy hiểm, phải tỏ ra là bậc đại dũng sĩ để trấn anlòng khiếp sợ của chúng sinh. Bồ Tát nhìn đời bằng con mắt thản nhiên vô tư lự, sống thiểu dục tri túc, chẳng màng công danh sự nghiệp, đối với thân mạng cũng xem như mộng huyễn nên không còn sợ đau sợ chết, vì thế Bồ Tát luôn luôn lúc nào cũng tự tại trước mọi biến cố đổi thay, người liễu ngộ được Tâm vô úy trước cuộc đời sóng gió sẵn sàng xông pha vô ngại để đem lại sự an bình cho chúng sinh.

Muốn tu thành tựu Pháp vô úy, thì hành giả trước hết phải luyện cho mình tinh thần bất khuất, ý chí vững vàng và bình tĩnh trước mọi đe dọa thử thách của chướng duyên, mới mong làm chỗ nương tựa vững chắc cho thế gian. Bởi Tâm mình có vững mới mong làm cho người khác an Tâm được.

Bồ Tát bố thí suy xét có hiểu biết, việc làm mang tính cách lâu dài, không phải nhất thời nghĩa là giúp họ hiểu và nâng cấp đời sống của họ lên, chỉ họ làm những việc cần thiết nhưng không bao giờ chấp vào việc bố thí của mình. Khi bố thí Bồ Tát nghĩ rằng đây là bổn phận phải làm, không làm không được, làm một cách tự nhiên không cân nhắc với Tâm hoàn toàn thanh tịnh.

"Thấy người hoạn nạn thì thương Thấy người nghèo đói lại càng xót xa Thương người như thể thương thân Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bồ Tát bố thí vì thấy mình đã hòa tan vào những cái ta khác, không phân biệt ta với người, có như thế mới thực hiện được cái lý "Vạn vật đồng nhất thể" một là tất cả, tất cả là một.

Bố thí mà còn bị chi phối bởi thời gian, không gian hay làm vì sợ hãi, cầu danh… Thì chưa phải là bố thí Ba La Mật, chưa phải việc làm của Bồ Tát. Bố thí mà chẳng thấy có nhận, người cho, không quan niệm việc làm nhiều hay ít, chẳng thấy có phúc đức hay nhân duyên hoàn toàn chỉ vì lợi ích của chúng sinh, không vì mình, chỉ nghĩ tới người đó mới là việc làm của Bồ Tát.

Như trong Kinh Bát Đại Nhân Giác có nói: "Bồ Tát bố thí

Oán thân bình đẳng Không nhớ lỗi xưa

Không ghét bỏ người ác" [40, tr.8].

Còn một chút ý niệm về thân sơ, về cái tôi là còn bị vô minh che lấp. Chưa ra khỏi ngã chấp, Pháp chấp, thì giá trị việc làm chẳng có là bao nhiêu. Nếu ta đem Tâm ô nhiễm mà làm việc bố thí, thì những điều ta làm cũng đều ô nhiễm ví như ta đem nước lọc đổ vào bình dơ thì nước tinh khiết cũng trở thành dơ, vì vậy mà hành giả bố thí còn chấp trước thì kết quả bị giới hạn.

Công đức của việc bố thí được đạt đến chỗ cao nhất là làm với Tâm không mong cầu, lấy Tâm vô sở đắc mà hành Pháp bố thí để trang nghiêm tự thân, hành bố thí theo lối vô kỷ, vô công và vô danh. Nghĩa là không còn chấp vào các hành tướng như: Người cho, người nhận, vật chất, mà đạt đến chỗkhông chấp ngã chấp Pháp hành động theo Pháp môn bất nhị, với Tâm bình đẳng không phân biệt chủ khách,Tâm cảnh, hành động một cách tự nhiên, như mặt trời tự nhiên tỏa ánh sáng xuống muôn loài vạn vật, theo bản năng Chân Như của mình. Tuy không chờ kết quả báo ứng nhưng quả báo cứ theo sau như bóng với hình.

Khi bố thí, Bồ Tát dùng Trí tuệBát Nhã phá trừ ngã chấp nghĩa là không

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 44)