2 Ý nghĩa nhân văn

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 102)

3. 1 Giá trị tư tưởng

3.32 Ý nghĩa nhân văn

Phật GiáoViệt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận mệnh đất nước, Phật Giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệcho mọi người.

Trong Phật Giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệnhư nhau, nhưng đặc tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được trí tuệnày. Phật Giáo lấyTừ bi vị tha là quan điểm quan trọng khiến phát huy và tồn tại trên toàn cầu. Nhưng muốn làm được những việc này, bản thân Phật Giáo phải đào tạo cho được con người chúng ta ứng dụng được việc đó.

Những triều đại trước, các Nhà Sư là thành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức hạnh. Phật Giáo từ thời các nhà Vua Lê, Lý, Trần, qua các trường đại học Phật Giáo cung cấp cho xã hội giai tầng Trí tuệ. Vì thế, tư tưởng và

nhân, một bên vì lợi ích cho đại chúng. Phải vận dụng Trí tuệhòa nhập vào cuộc sống và xã hội, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng tỏ Phật Pháp. Đạo Phật là đạo trí tuệ , tự bản thân mình phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để nhập thế hành đạo.

Có thể nói rằng: ý nghĩa xã hội và nhân văn cao cả của Phật Giáo chính là ở chỗ khẳng định khả năng "Thành Phật" của chúng sinh; mong muốn và thực hành việc giáo hóa, giác ngộ chúng sinh, kích thích, khơi dậy "Phật tính" ở mỗi con người, khiến cho con người có ý thức làm chủ mọi hành vi, làm chủ số phận của chính mình, từ đó góp phần làm cho xã hội được an lạc và thanh tịnh.

Như vậy, Bồ Tát Phổ Hiền không phải là vị Bồ Tát xa lạ ở một hành tinh nào khác đến thế giới ta bà, trái lại Ngài là vị Bồ Tát nhập Pháp giới đi vào trần lao, lặn hụp trong bể khổ trầm luân để học hết tất cảkinh nghiệm sống trên cuộc đời và mang kinh nghiệm đó hòa vào dòng sống của nhân sinh giúp cho con người cảm nhận đượcgiá trị cao quý của cuộc sống trong hạnh nguyện tự lợi, lợi tha.

Phương Pháp thực thi trong cuộc sống:

Tinh thần của Kinh Pháp Hoa đòi hỏi con người muốn áp dụng nó vào trong cuộc sống thì phải đọc tụng, thụ trì Kinh Pháp Hoa. Là vì để lấy đức trang nghiêm của Phật mà trang nghiêm tự thân. Hơn nữa không những phải đọc tụng mà còn giải nói, biên chép, tôn trọng, cúng dàng Kinh. Làm như vậy mục đích là để hành giả hiểu, thực hành chân lý và hy sinh cho chân lý. Vì con người không nhận ra được rằng tất cả mọi người đều được thấm nhuần bằng một sinh lực lớn lao là "Tri kiến Phật", do đó họ tập trung vào những khác biệt bên ngoài và mỗi người tự đề cao cái ngã của chính mình. Trong cuộc sống hiện tại tất cả mọi chúng sinh bị ràng buộc vào vật chất quá nhiều, khó có thể hiểu được giáo lý tối thượng khi giáo lý này được giảng trực tiếp cho chúng sinh. Do đó, để chúng sinh dễ tiếp nhận và hành trì trong cuộc

sống,Đức Phật dùng phương Pháp niệm thành tiếng, dần dần đưa chúng sinh đến giác ngộ bằng sức phương tiện.

Để đem lại sự an lạc cho mình và mọi người trong cuộc sống hiện tại này, hành giả Pháp Hoa cần nương theo lời Đức Phật dạy là kiên định trong ba hạnh an lạc: Thứ nhất là an lạc hạnh về thân, thứ hai là an lạc hạnh về khẩu, thứ ba là an lạc hạnh về ý, thứ tư là an lạc hạnh về nguyện. Có như thế khi hành giả nhập thế mới ứng xử, nói năng, giữ thái độ tâm ý, để nỗ lực thực hiện lý tưởng độ sinh của mình. Phạm vi hoạt động của một Bồ Tát nghĩa là thái độ căn bản của Ngài, có như thế là nền tảng của sự ứng xử riêng của Ngài.

* Thân an lạc:

Muốn có thân an lạc, ta phải có cơm ăn, áo mặc, thuốc men, nhà ở hợp pháp để sống. Không mong cầu dư dả, chỉ có mức tối thiểu đủ sống. Vì thân này trôi dạt nay đây mai đó, sáng đói chiều no, bệnh hoạn liên miên, tâm sẽ khởi phiền não không tu được.

Giáo Sư Kubota kiến giải rằng đặt thân vào chỗ an thì thân được an. Hành giả Pháp Hoa phải biết chỗ an là chỗ không tranh chấp, không có quyền lợi, không dính líu đến chính trị, Kinh tế, xã hội. Sự an lạc này thường được diễn tả rằng "Cái thân ngoại vật là Tiên trên đời". Chỗ nào có tranh giành, có quyền lợi thì ta không để tâm, không tìm đến là đựơc an liền tức khắc. Đức Phật cũng nói rằng chỉ có đời tranh chấp với Ngài, Ngài không bao giờ tranh chấp với đời.

Tạo đời sống an lành, hành giả phải trở lại cuộc sống thực tế, không sống theo tham vọng. Hoàn cảnh hành giả thế nào, thì sắp xếp sống theo đó, giữ cho thân an lạc. Hành giả ăn để sống và sống để tu, không phải để tạo tội lỗi. Ngược lại, chúng ta không theo lời Phật dạy, đánh mất an lành trên căn bản, mà cầu Phật gia bị an lành, chắc chắn Ngài không cứu chúng ta đâu.

Hạnh Bồ Tát nguyện độ tất cả chúng sinh là điều mà ta nhất Tâm theo đuổi. Tuy nhiên bản thân ta chưa lo được, đòi lo cho người, là chuyện không

phù hợp với thực tế. Mọi người phải tròn tư cách trong xã hội để khỏi bị chê bai, dèm pha, đánh đập mới rảnh tay làm việc khác.

Giữa ta và người chung quanh phải có sự hòa hợp. Họ phải tán đồng việc làm của ta và ngược lại, ta cũng chấp nhận được việc của họ. Có một sự tương quan tương duyên hợp lý sẽ an lạc, còn mỗi người tự thủ phần mình không bao giờ an thân. Hành giả theo lộ trình của Bồ Tát phải tạo điều kiện hòa hợp, mới tiến tu đạo nghiệp được.

* Khẩu an lạc:

Nương Pháp Thiền định, suy nghĩ lời Phật dạy, tạo được thân an lạc. Và từ Thiền định, trở lại thực tế, nhìn đời bằng Tâm tùy hỷ, Tâm đại bi, nên thấy được mọi người đều dễ thương, không giống như cái thấy bằng Tâm ác độc trước khi hành giả vào Định. Lời nói của người tu hành theo đạo Phật phát xuất từ lòng Từ, trở thành hoàn toàn chân thật, biết kính trên nhường dưới, không còn ai tranh cãi với hành giả được. Cần biết những điều đáng nói và điều không nên nói. Khi hiểu biết chưa chính xác, lời nói chưa có giá trị, thì nên ít nói cho đến không nói. Ít nói ít lỗi và không nói điều không có, kể cả người có lỗi thật, chúng ta cũng không nói là khẩu được an. Không nhìn, không biết lỗi của người khác, vì biết quá nhiều cái xấu của người, thì mình khổ Tâm trước. Và còn nguy hiểm hơn nữa là biết lỗi của người, họ sẽ hại mình để "Bịt đầu mối"; thậm chí mình không nói mà họ còn nghi mình nói, vì mình đã thấy biết tội lỗi của họ. Trong Kinh Viên Giác cũng dạy rằng không nên nói lỗi của người.

Trên bước đường tu, những điều đáng nói là điều có lợi ích mà ta trắc nghiệm có kết quả tốt đẹp, thì nên dạy cho người; nhưng cần hiểu thêm rằng hoàn cảnh của ta, nghiệp của ta và của người không giống nhau. Vì vậy, cần cân nhắc có những điều tốt thật cũng không nói vì nói phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người. Hòa thượng Trí Tịnh thường nhắc nhở rằng không phải thấy đúng là nói, phải có lợi cho mình và nhiều người mới nói. Đức Phật trên bước đường thuyết Pháp giáo hóa thường quán nhân duyên xem người nghe áp

dụng được thì Ngài mới dạy, không nói chơi. Và chưa đúng lúc nói thì phải chờ; vì nói không đúng lúc thì họ không nghe mà còn chống lại.

Thân và khẩu của hành giả an lạc, bằng lòng làm tất cả mọi việc trong tư thế xây dựng của mình, nhưng đừng cho rời vị trí, đừng để lòng bực bội, vì bực bội sẽ phát ra lời nói ác. Đức Phật dạy hành giả Pháp Hoa không tranh chấp cãi vã hơn thua. Nếu còn lấy sở đắc của mình nói cho người khác, không phải là người truyền bá Kinh. Trước kia, hành giả đứng ở lập trường của riêng mình mà phê phán người, thấy ai cũng dở, cũng đáng ghét và từ đó, khởi tâm sân hận kiêu mạn, nên giảng Kinh thành bực bội khó chịu, khẩu không an lạc. Nhưng nay từ Định trở ra, hành giả nhìn thấy chúng sinh trong thời mạt pháp nghèo nàn, ngu dốt, bạn bè hung ác, xã hội tăm tối. Bản thân và môi trường của chúng sinh ác như vậy, họ không thể nào giỏi, không thể nào sống an lạc, không thể hiểu và chấp nhận được Pháp này, là lẽ tất yếu.

* Ý an lạc:

Về Tâm ý an lạc, hành giả không nên dưỡng lòng đối kị lừa dối, không khinh thường nhục mạ những người học Phật đạo khác, dù những người này là những kẻ sơ học. Hành giả không nên vạch ra những thứ dư thừa hoặc thiếu sót của người khác. Nếu có những người cầu tìm Bồ Tát đạo, hành giả không làm họ chán nản, khiến họ nghi ngờ, tiếc nuối hay nói những điều làm họ nhục trí, Hành giả không nên ưa thích bàn luận về các Pháp hạnh tranh cãi mà nên nỗ lực bàn về tu tập để cứu độ tất cả chúng sinh, luôn nghĩ đến việc cứu độ chúng sinh bằng lòng đại từ bi của mình và giảng Pháp đồng đều, không phân biệt.

"Vị đại Bồ Tát ở đời rốt sau lúc Pháp gần diệt mà thụ trì đọc tụng Kinh điển này, chớ ôm lòng ganh ghét tranh đua, cũng chớ khinh mắng người học Phật đạo, vạch tìm chỗ hay dở của người kia. Nếu hàng Tỷ Khiêu, Tỷ Khiêu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, hoặc cầu Thanh Văn, hoặc cầu Duyên Giác, hoặc cầu Bồ Tát đạo, đều không được làm phiền não người, khiến cho người kia

sinh lòng nghi hối… lại cũng chẳng nên lý luận... mà phải khởi tướng đại bi…” [7, tr.358].

Giữ Tâm mình cho trong sạch, bằng cách luôn đọc tụng Kinh điển và suy nghĩ sâu xa nghĩa lý của Kinh, chắc chắn được an lạc. Mọi người thấy mình an trú trong công phu tu tập như vậy, họ không nói được. Còn mình đến người này chơi thì người kia sinh nghi mình. Thành tựu bốn Pháp an lạc, hành giả sẽ là hiện thân của Đức Như Lai trên cõi đời này, không gì có thể não loạn được. Khi đó Bồ Tát Tùng địa dũng xuất mang Kinh Pháp Hoa đến cho ta. Tu theo các Ngài, hành giả mới được an lạc hoàn toàn. Bồ Tát vận dụng căn bản trí quán sát vạn Pháp với ý thức “Tri kiến vô kiến” xa lìa tính “Biến kế” của các Pháp,vượt ra ý thức “Tri kiến lập tri” [27, tr.120]. "Sau khi Đức Như Lai diệt độ, ở trong đời mạt Pháp, muốn nói Kinh này phải trụ trong hạnh an lạc, hoặc miệng tuyên nói hoặc lúc đọc Kinh điển chẳng ưa nói lỗi của người và của Kinh điển cũng chẳng khinh mạn các Pháp sự khác chẳng nói việc hay dở, tốt xấu của người khác. Ở nơi hàng Thanh Văn cũng chẳng kêu tên nói lỗi quấy của người đó, cũng chẳng kêu tên khen ngợi điều tốt của người đó. Lại cũng chẳng sinh lòng oán hờn, vì khéo tu lòng an lạc như thế nên những người nghe Pháp không trái ý” [7, Tr.354].

Vì vậy, cần suy nghĩ cân nhắc, nếu việc làm chúng ta đụng chạm quyền lợi của người khác, họ phải hại mình,việc có lợi cho họ, họ mới ủng hộ. Nhận thức như vậy, điều quan trọng nhất Đức Phật dạy chúng ta là phải sống vô hại đối với mọi người. Có thể khẳng định rằng thiện pháp nhỏ nhất chúng ta tu là phải không gây tổn hại cho bất cứ người nào, sống ở đâu hay làm bất cứ việc gì, giúp được người thì làm, không giúp được thì thôi, chứ không làm hại người. Đôi khi chúng ta nghĩ làm việc lớn lao, nhưng lại gây tổn hại vô số chúng sinh.Như vậy, Phật khuyên thà đừng làm còn tốt hơn. Dù chúng ta làm không tiếc thân mạng, nhưng phải có lợi cho ta và cho người; hoặc chỉ lợi cho người là cao quý.

Bên cạnh thân, khẩu, ý an lạc, còn có thệ nguyện an lạc rất quan trọng. Ví dụ thấy bạn sai nếu không nói là mình ích kỷ, nhưng nói thì có chuyện. Vì vậy, thệ nguyện an lạc là không thể khuyên người được thì để đó, lúc nào thuận tiện nói được nghĩa là họ phát Tâm muốn sửa đổi, nói họ mới nghe theo. Thậm chí có những việc phải chờ đến lúc chúng ta thành Vô thượng Chính đẳng giác, họ coi lời nói chúng ta có giá trị và thật sự muốn nghe, mới chỉ dạy được. Còn hoàn cảnh ta xấu hơn họ làm sao họ nghe theo; hoặc học vị ta thấp thì khó nói cho học vị cao nghe, ta nghèo thì không thể nói cho người giàu theo.

Phật dạy cho hành giả tu hạnh an lạc về nguyện rằng: Vào các đời cuối cùng tương lai, khi Pháp sắp tàn diệt, chư Bồ Tát thủ trì Kinh Pháp Hoa này nên phát sinh một thứ tinh thần từ thiện lớn lao đối với những người chưa là Bồ Tát nhưng lại thoả mãn với ý tưởng ích kỉ là chỉ cứu lấy riêng mình. Vị ấy cũng cần quyết định rằng dù người ta chưa cầu, chưa tin chưa hiểu Kinh này. Khi đạt toàn giác với năng lực thần thông và năng lực Trí tuệ, vị ấy sẽ dẫn họ an trú vào trong Pháp này. Hạnh hoan hỷ về nguyện nghĩa là có một lòng đại Từ bi và khởi Tâm nguyện dẫn dắt mọi người đến Kinh Pháp Hoa và nguyện tu tập tinh thần của Kinh.

Đức Phật dạy người thực hành Kinh Pháp Hoa thì phải có Từ bi, phải có hạnh nhẫn nhục và phải đứng vững trong cái lí không. Vì sao vậy? Vì muốn dấn thân vào đời thì phải đầy đủ hạnh của một Bồ Tát. Nếu thiếu Tâm đại bi thì Bồ Tát hạnh không còn, thiếu nhu hòa nhẫn nhục thì Bồ Tát hạnh khó thực hiện, thiếu cái lí không của hết thảy các Pháp thì Bồ Tát đánh mất bản chất của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trở về với cội nguồn của một con người chính là trở về với Phật tính, là trở về với khả năng thành Phật của mỗi con người. Bằng những bài Kinh về bản hạnh, Đức Phật kể về đời sống quá khứ của chính Ngài, một lần nữa Ngài trao truyền cho hành giả một niềm tin tưởng tuyệt đối qua hình ảnh Bồ Tát

của Đức Phật. Thứ nhất, thực hiện trọn vẹn dù chỉ một thiện hạnh là tối thượng và làm như thế là bước đầu tiên của sự giải thoát. Thứ hai, tuy rằng chúng ta có thể học và hành nhiều thứ vẫn không giá trị chủ yếu trong việc học ấy mà sự tạo lập một đời người có giá trị chính là sự chúng ta thực hành dù chỉ một thiện hạnh đơn lẻ bằng sự tận tuỵ và kiên trì lỗ lực. Thứ ba, Bồ Tát hạnh khởi từ sự tôn kính những người khác tức là công nhận rằng mọi người đều có Phật tính. Nếu chúng ta đem lại sự an lạc cho người khác mà không công nhận khả năng thành Phật của họ thì đó chỉ là việc làm hình thức. Sự hành trì chính là khai mở và tôn trọng Phật tính vốn có của mọi người. Nếu một người có Phật tính của tự mình thì người khác cũng có như thế. Nếu một người có thể hiểu mình có Phật tính thì những người khác cũng hiểu như thế.

Có nhiều người xấu chung quanh, hành giả không thể không nghĩ đến một số người khác độc ác, không thể có tình cảm với họ. Tuy nhiên hành vi xấu của họ được đưa đi đăng tải bằng báo cáo hay truyền thanh chưa hẳn đó là một hoàn cảnh sống của họ. Hành giả sẽ nhận thấy rằng họ không ai tệ hại đến nỗi không còn cảm tính của một con người. Một kẻ sát nhân, khi trở về nhà vẫn chơi đùa với con cái họ. Một người tống tiền vẫn cư xử tốt với con

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 102)