Tư tưởng thành Phật

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 70)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1.Tư tưởng thành Phật

Kinh Pháp Hoa là một bộ Kinh vô cùng cao quý được biểu thị một số sắc thái độc đáo với tư cách một hoàn thiện nền tảng tư tưởng Đại thừa. Tổng hòa hợp của tư tưởng Nhất thừa Phật Giáo chính Kinh này. Nội dung của Kinh dung thông tất cả các bộ Kinh đã xuất hiện trong quá khứ và thậm chí nó hàm chứa tất cả mọi khuynh hướng tư tưởng của các vị Tổ sư, Luận sư đời trước. Có lẽ vì thế mà các nhà Đại thừa, cho đến các nhà nghiên cứu Phật Học đều suy tôn Kinh Pháp Hoa là "Trung Kinh Chi Vương" (Vua trong các Kinh) triệt để đề cao diệu lý hiện tượng mà suốt bốn chín năm nhằm hóa độ chúng sinh.Đức Phật đã truyền trao cho hàng đệ tử nói riêng và hàng chúng sinh nói chung là ngộ nhập Phật trí kiến. Tùy theo sức hiểu biết và công phu tu tập của mỗi người hành giả, cảm nhận được cái gọi là "Thâm nghĩa" của Diệu Pháp Liên Hoa theo mỗi cách khác nhau. Vì thế, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa xuất hiện đến nay đã ngót trên 21 thế kỷ mà sức sống của mỗi ngày thêm mạnh mẽ nó đã đâm chồi nảy lộc trên mỗi quốc gia và cắm rễ bám sâu trong lòng mỗi dân tộc, thể hiện đúng mức tinh thần "Như Phật là Vua các Pháp, Kinh này cũng thế là Vua của các Kinh. Kinh này có thể cứu tất cả chúng sinh, Kinh này có thể làm cho tất cả chúng sinh xa rời các khổ não. Kinh này có thể lợi ích cho tất cả chúng sinh viên mãn chỗ mong cầu của chúng như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho những người khát nước, như kẻ lạnh được lửa, như kẻ trần được y phục, như người buôn được chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp thuyền bè, như người bệnh gặp thầy thuốc, như tối được đèn,

biển, như đuốc trừ tối. Kinh Pháp Hoa này cũng thế có thể làm chúng sinh xa rời tất cả khổ tật cả bệnh tật đau đớn có thể mở sự trăn trói của tất cả sinh tử".

Từ khi sơ chuyển Pháp luân đến hội Pháp Hoa, trong bốn mươi năm Đức Phật dùng vô số phương tiện giảng nói, các Pháp giúp chúng sinh xa rời ngũ dục thế gian, đoạn mọi trần cấu, hoàn toàn thanh tịnh. Vì thế Đức Phật mới trao cho gia bảo Pháp Hoa, hay nói khác hơn là khai Tam Thừa mà nói Nhất Thừa tức khai phương tiện bày chân thật. Bước qua ngưỡng cửa của Vô Lượng Nghĩa, hành giả mới có thể thâm nhập vào cảnh giới Pháp Hoa. Con đường dẫn đến thế giới nhiệm mầu của Chư Phật, tạng Kinh bí yếu của Như Lai. Cho nên khi Bồ Tát Đại Trang Nghiêm hỏi Phật: "Kinh này từ nơi nào tới, sẽ đi về đâu và trụ ở chỗ nào? Đức Phật trả lời: "Kinh này từ nhà Chư Phật mà tới" [18,tr 16]. Vì các Ngài đã vượt ra ngoài định luật chi phối của tam giới và đang tiếp tục đoạn đường cầu Vô Thượng Chính Đẳng Giác, cứu độ chúng sinh. Thành tựu tư cách như vậy các Ngài mới đủ khả năng thâm nhập Trí tuệ Như Lai và trở thành những người thay thế Phật diễn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một bộ Kinh thuộc hệ tư tưởng Đại thừa Phật Giáo. Cho nên ngày nay muốn thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cảm nhận được công Đức Kinh, hành giả phải đủ bốn điều kiện căn bản mà Đức Phật đã truyền trao cho Phổ Hiền Bồ Tát trong phẩm 28 tức là có căn lành, được Chư Phật hộ niệm, sống trong chính định và cứu giúp tất cả chúng sinh. Thành tựu được bốn món Pháp này, hành giả hiển nhiên đủ tư cách thánh thiện bước chân vào tòa nhà Pháp Hoa Kinh thật sự, có đủ điều kiện như vậy để dấn thân độ đời trên các nẻo đường sinh tử, gieo hạt giống bồ đề nơi Tâm thức của chúng sinh, dìu dắt nhân sinh trở về với Tâm thanh tịnh, hay nói cách khác hơn là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến ngay nơi thân ngũ uẩn hữu hạn này. Và tuyệt diệu hơn cả theo tinh thần Pháp Hoa là lời thọ ký của bậc đạo sư cho tất cả chúng sinh, mỗi một hành giả đang đi trên lộ trình Phật đạo, là một vị Phật sẽ thành trong tương lai. Đây cũng chính là Thánhtài Pháp bảo, đức Như Lai đã phó chúc cho hàng đệ tử. Pháp hoa là cửa ngõ mở ra cho chúng ta một cách nhìn đúng

đắng về cuộc sống con người và niềm tin chắc chắn ở khả năng thành Phật của chính bản thân mình.

Pháp Hoa là con đường xuyên suốt từ sơ phát Tâm cho đến đạt được Phật quả, không thể khác. Tuy nhiên, trên bước đường tu, chúng ta có kết quả từng bước khác nhau. Bước đầu chúng ta phải chứng được Nhất thiết trí là trí của hàng Thanh Văn và dùng trí này để quán sát tất cả sự vật. Chứng được Nhất thiết trí, tức đạt được Niết bàn thứ nhất là hữu dư y Niết bàn, thì ta còn sống trên cuộc đời nhưng khác với mọi người là không bị phiền não quấy rầy.

Kinh Pháp Hoa cũng như hệ thống tư tưởng Đại thừa luôn chủ trương "Lấy con người làm trung Tâm" do đó triết lý Đạo Phật là nhằm phục vụ con người, hướng con người tới an vui hạnh phúc. Tư tưởng "Phật tính - thành Phật". Để hướng đến mục tiêu này, theo Phật đạo có nhiều phương cách khác nhau gọi là vô số phương tiện. Ai nương được Pháp nào, thực hành Pháp đó; không có Pháp cố định cho mọi người, vì mỗi người phải tu theo hoàn cảnh tương ứng với mình. Người đang ở trên sông tất nhiên phải dùng thuyền bè, người đi trên đất liền, phải dùng xe. Tất cả phương tiện tu mà mọi người áp dụng không giống nhau và không lúc nào giống lúc nào. Đối với giai đoạn tu Thanh Văn, cần có Nhất thiết trí để phá trừ phiền não. Không có Trí tuệ ví như người tu suốt đời không được gì, hay được rất khó mà mất thì dễ. Người có Trí tuệ đạt được thành quả dễ dàng và không đánh mất thành quả. Cho nên Hành giả phải trụ vào hai Pháp: Hành xứ và Thân cận xứ, ở phẩm An lạc hạnh thứ 14 trong Kinh Pháp Hoa hành giả mới đạt đến giải thoát viên thành Phật quả.

Một là Hành xứ: Những việc làmthường nhật của mỗi hành giả. Trong cuộc sống, hành giả thường vận dụng Trí tuệ, tư duy, quan sát sự vận hành sinh diệt của các Pháp để thể nhập thật tướng của các Pháp đó là vô tướng. Đối với giáo nghĩa Đại thừa thậm thâm vi diệu, hành giả phải tu học, thọ trì, truyền bá không hề nhàm mỏi, không dấy niệm khinh khi, đối với mọi điều

nhẫn nhục, không chao đảo thối thất trước nghịch cảnh, không nóng vội trước khó khăn. Ngươi tu theo đạo Phật vận dụng căn bản trí quan sát vạn Pháp qua cái nhìn trực giác không phân biệt, hun đúc chuyển hóa thành "Tri kiến vô kiến", xa lìa tính toán so đo chấp trước thường tình, vượt ra ngoài những ý thức phân biệt đối đãi của phàm phu.

Trong quá trình tu tập nhu hòa, nhẫn nhục là đức tính không thể thiếu được nơi mỗi hành giả. Pháp nhẫn ở đây cũng đặt trọng Tâm nơi ba nghiệp và do sự chỉ đạo của trí huệ. Không phải nhẫn nhục là sự cắn răng chịu đựng bởi sự cuồng sân của kẻ khác, vì đó là nguyên nhân của sự khổ đau, bởi nhẫn chịu ở bên ngoài nhưng trong Tâm bực tức hận thù thì không phải là nhẫn nhục. Nhẫn theo thế gian có hai cách: Đó là nhẫn của người ngu và nhẫn của người khôn, người ngu chưa hiểu được chân tướng của chữ nhẫn, nhẫn trong âm u, không có trí huệ rốt cuộc trở thành vô ích. Với trí tuệ khôn lanh của người thế gian, họ xem cái gì đáng nhẫn và cái gì không đáng nhẫn, từ đó không tranh chấp với những người tầm thường. Cách nhịn này là để chờ thời, nhịn để vì những mưu cầu gì đó, nếu lộ diện sớm, thì không những không được phục thù mà còn thất bại trong những bước tiếp theo.

Còn Bồ Tát nhẫn: nhằm tịnh hóa ba nghiệp của chính mình. Từ gốc độ này mà tu tập hạnh nhẫn nhục, đối tượng cho mình nhẫn trở nên cần thiết để phát huy khả năng hay năng lực cho chính mình. Cùng một hành động của Đề Bà Đạt Đa; đứng về mặt giáo nghĩa nguyên thủy hay Thanh Văn giới, thì Đề Bà Đạt Đa phạm vào năm vô gián tội, là tội cực ác không thể sám hối được. Nhưng qua tinh thần của Phật Giáo phát triển và sở thành của Bồ Tát thì vấn đề đó lại ở một dạng khác. Ở đây Phật tuyên bố rằng: "Ta nhờ Đề Bà Đạt Đa là thiện trí thức mà nay thành vô thượng chính giác" [18, tr.359]. Đề Bà Đạt Đa là thiện hữu tri thức đệ nhất, giúp cho Phật một lần nữa thẩm định về khả năng đức hạnh của mình, đồng thời cũng sớm thành đạo quả. Vì thế nhẫn ở đây là nhẫn trong sự điềm nhiên, hoan hỷ, không phải gắng chịu một cách mù quáng. Dưới ánh mắt Bồ Tát, cuộc đời và con người vốn dĩ là như vậy; Bồ

Tát cần bố thí phải có người xin, cần nhẫn phải có người hành hạ. Chúng sinh hành hạ, Bồ Tát nhịn để điều phục ba nghiệp của mình và hiểu được căn tính hành nghiệp của họ. Tuy nhiên, bị mọi người đánh, mắng, bêu xấu, làm nhục... chúng ta tức giận khó chịu, nhưng nhờ hành động ác xấu này là trợ duyên lớn để ta tu hành nhẫn nhục, dần dần cảm hóa được cái ác của mọi người, chúng ta cũng bỏ được hành động thô và tế trong Tâm, Tâm thanh tịnh thì nhân khẩu cũng thanh tịnh. Trong Kinh Hoa Nghiệm Phật dạy: "Bồ Tát nhẫn chịu tất cả điều ác. Với chúng sinh Tâm b́ ình đẳng, chẳng lay động như chốn đại địa" là vậy.

Thế nhưng, cần lưu ý cái nhẫn của Bồ Tát không phải là nhẫn lì của thế gian. Bồ Tát nhẫn chẳng những không giận mà còn khởi đại bi Tâm đối với kẻ ác. Bồ Tát nhờ bị phỉ báng ác xấu này mà phát huy bản thân, thành tựu chúng sinh nhẫn, nên thấy đối tượng là ân, không phải oán. Từ Tâm tốt thật sự này hiện thành hảo tướng được người thương kính. Bồ Tát thành tựu chúng sinh nhẫn đến đâu cũng được cung kính cúng dàng. Vì vậy, khi chúng ta tu hành, còn gặp nghịch cảnh cần phải biết rằng chúng ta chưa thật đạt Pháp chúng sinh nhẫn, cần phải tiếp tục rèn luyện.

Qua chặng thứ hai hành giả tu Pháp nhẫn, đối tượng không phải là chúng sinh, nhưng lại là Pháp chi phối con người, Pháp nhẫn là tất cả Pháp hữu hình, vô hình, hữu vi, vô vi... vì được hành giả quán cùng tột ngọn nguồn và biến chuyển của nó để phục vụ lợi lạc cho mình và nhân loại.

Như vậy, nhẫn nhục của Bồ Tát là nhẫn nhục trên nền tảng của Trí tuệ. Do vậy, tinh thần này là sự dẻo dai, bền vững của mỗi hành giả; có tinh thần hay đức tính này, hành giả mới có khả năng vượt qua mọi phiền não; sự nóng giận lo âu sợ sệt và tất cả những hoàn cảnh bên ngoài không làm sao chi phối được. Từ nền tảng cơ bản đó, cho nên hàng Bồ Tát đối với tất cả các Pháp nó là như vậy. Từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ hiện tượng giới đến Tâm giới, là một dòng biến chuyển vô tận " cái này có nên cái kia có, cái này sinh

nhau, nương gá vào nhau mà thành nên gọi là duyên sinh vô ngã. Hàng nhị thừa, đứng về mặt thời gian không gian mà nhìn về các Pháp, thấy rằng các Pháp là vô thường, nay còn mai mất, giống như bèo dạt mây trôi, hoa nở, hoa tàn... Đứng về mặt không gian thì thấy các Pháp là do duyên hợp, giả có không thật thể. Đó là sự quán xét hoặc suy lý trên ý niệm: sự thật rõ ràng là như vậy:

"Thời tiết xoay vần xuân đến thu, Cái già sồng sộc đến trên đầu. Giàu sang ngó lại trơ tràng mộng,

Năm tháng mang theo chất hộc sầu" [12, tr.56].

Thượng Sĩ nói về thời tiết xoay vần bốn mùa thay đổi, thoáng chốc đãthấy tóc bạc đầy đầu. Nhìn lại công danh sự nghiệp cả đời ta tốn công gây dựng, cũng chỉ là giấc mộng Nam Kha. Năm tháng trôi qua, mang đến cho đời ta nhiều buồn khổ hơn là vui sướng: khổ vì bệnh tật già nua, vì điều mong ước không đạt được, vì xa cách người thân... Tình yêu đôi lứa là tình cảm mãnh liệt nhất, nhưng có tình yêu nào hoàn toàn không có bất hoà hay thay đổi? Những người có đạo đức thì cùng cố gắng xây đắp hạnh phúc gia đình, cùng giúp nhau thăng tiến về nghề nghiệp và thăng hoa trong đời sống tâm linh; nhưng cũng chỉ sống với nhau được vài chục năm rồi kẻ còn người mất. Chưa nói đến những người ích kỷ chỉ biết sống cho mình, thì gia đình ấy chỉ toàn nỗi thống khổ triền miên. Do vậy, Thiền sư thấy rõ sự yêu thương ái luyến chỉ như bọt nước đầu ghềnh và là động cơ của bánh xe luân hồi sinh tử.

Mới đọc qua, ta thấy Đạo Phật dàng như bi quan yếm thế. Tất cả mọi thứ trên thế gian cho là quý giá như thân xác, công danh, tài sản...đều cho là vô thường, là hư giả. Nên có người vội cho rằng, Đạo Phật là liều thuốc an thần cho kẻ chán đời thất chí, hay người già cả bệnh tật không còn ích lợi gì cho ai. Chúng ta còn năng lực hoạt động, còn có thể cống hiến tài sức của mình cho gia đình và xã hội, không thể nhìn đời bằng đôi kính mầu đen như thế.

Cho nên, hàng Bồ Tát đối với các Pháp như thế nào? Kinh Bát Nhã nói rằng: “Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không...” [7, tr.567]. Bồ Tát nhìn các Pháp, không còn phải phân biệt, suy gẫm, quán xét mà đã thấu triệt được. Các Pháp vốn nó là "tịch nhiên vắng lặng"; không sinh, không diệt, không thường, không đoạn. Do vậy, ở Phẩm Phương Tiện thứ hai trong Kinh Pháp Hoa Phật nói rằng: "Các Pháp tướng của nó là như vậy; tính của nó là như vậy; thể của nó là như vậy; lực của nó là như vậy; quả của nó là như vậy; báo của nó là như vậy; và từ đầu chí cuối của nó là như vậy" [32, tr.52]. Đây chính là đạt đến sự giải thoát không còn thoái chuyển.

Hai là Thân cận xứ: Tiêu chuẩn hay qui ước của Bồ Tát, của hành giả Pháp Hoa trên con đường tự lợi và lợi tha. Thân cận xứ nghĩa là chỗ gần gũi, tương duyên, tương quan của Bồ Tát. Với Bồ Tát có hai cách: Đó là những chỗ thân cận và những chỗ không thân cận.

Nơi mà Bồ Tát có thể thân cận và những việc Bồ Tát có thể làm đó là Bồ Tát nên luôn luôn quán niệm tư duy: "Nhất thiết Pháp không", "Nhất thiết Pháp như thật tướng". Bồ Tát thấu triệt rằng: tất cả các Pháp từ xưa đến nay đều ly khai ngôn ngữ, vượt ngoài văn tự, bặt đương nghĩ ngợi, so lường, rốt ráo bình đẳng, thanh tịnh, bản nhiên.

Nơi mà Bồ Tát không thể thân cận và nên tránh đó là những người có quyền thế như Vua, con Vua, các quan, không nên thân cận với những phạm chí, Ni Kiền Tử, chủ trương lõa hình không nên thân cận với hàng văn nhân, thi sĩ không lành mạnh. Không nên thân cận với hàng ngoại đạo thuận thế và nghịch thế. Không nên thân cận với những người tà thuật, biến hóa huyễn hoặc. Không nên thân cận với hàng quả nữ, phụ nữ và tiểu nữ. Không nên thân cận với bọn trẻ nít và Sa Di ít tuổi.

Ở đây, Phật dạy cho hàng sơ Tâm Bồ Tát, nghiêng về mặt tự lợi là chính. Đây là điều quan trọng và then chốt nhất đối với người tu hành. Thông

những người đã thuần thục Tâm trí, không sợ dục nhiễm lôi cuốn, họ có thể "Hòa quang đồng trần" để kiểm tra lại đạo lực của mình và làm lợi lạc quần sinh. Tiểu ẩn là những vị còn sơ cơ, nên cần phải tránh những duyên không tốt để thúc liễm thâm Tâm, thăng hoa đời sống tinh thần. Do vậy, cùng một

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo trong kinh pháp hoa Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến phát (Trang 70)