7. Kết cấu luận văn
3.1.2. Tư tưởng tịnh độ tông
Phật Giáo Nguyên thủy chú trọng tự lực, Phật Giáo Đại thừa đa dạng hóa đường lối tu tập nên có những Pháp môn chú trọng tha lực, tức nhờ vào
môn Tịnh độ. Vì vậy, Tịnh độ là một đường lối tu tập phổ biến, đáp ứng nhu cầu Tâm linh về một đời sống vĩnh cửu và hoàn toàn giải thoát khổ đau của con người.
Tịnh độ tên đầy đủ là: Thanh tịnh độ, thanh tịnh quốc độ. Tịnh là: không nhiễm ô, không dơ bẩn, không tạp nhiễm, không có những lỗi lầm phiền não, là thanh tịnh có đầy đủ công đức trí huệ. Độ là: cõi, là nước, là thế giới hay chốn nương tựa chung. Theo tinh thần Kinh Hoa Nghiêm, Ta- bà hay Cực lạc cũng chỉ là một trong vô số cõi trong Hoa tạng thế giới. Trong thế giới đó có vô lượng cảnh Phật trang nghiêm thanh tịnh, mỗi cõi có một vị Phật làm chủ thuyết Pháp giáo hóa chúng sinh, chứ không phải chỉ có một thế giới Cực Lạc. Nhưng chúng sinh ở cõi Ta- Bà phần đông chỉ khế hợp với Cực lạc cho nên Đức Phật nói rõ về cảnh giới Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc, do Đức Phật A- di –đà làm chủ, để chúng sinh rễ tiến tu, phát khởi niềm tin, phát nguyện tu hành các công hạnh, cầu vãng sinh Tịnh Độ. Theo hệ thống Kinh điển Bắc truyền liên quan tới Pháp môn Tịnh độ được phổ biến xưa nay là Tam Kinh nhất luận, Tịnh độ ngũ Kinh và các luận sớ giải của các vị tổ sư. Thiền Sư Trí Giả cho rằng, trong năm thời thuyết giáo thì tư tưởng Tịnh độ xuất hiện sớm nhất trong Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Tịnh độ xuất hiện rất sớm trong Kinh Hoa Nghiêm. Kinh này thuyết minh rất rõ về thế giới quan Phật Giáo, có vô số thế giới, các thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau, Pháp giới tính viên dung vô ngại. Trong đó, hạnh nguyện Bồ Tát vô cùng rộng lớn, tiêu biểu nhất là mười hạnh nguyện Phổ Hiền, chung cuộc tán thán Pháp môn Niệm Phật và nguyện vãng sinh về thế giới Tây phương Cực lạc. Thời giáo sau cùng, Phật thuyết Kinh Pháp Hoa, tư tưởng Bồ Tát xuất hiện với lý tưởng tích cực, cứu độ chúng sinh và hộ trì chính Pháp. Thời giáo này như là xác chứng Tây phương Cực lạc là cảnh giới chân thật mà Phật đã thuyết trong thời Hoa Nghiêm. Kinh Pháp Hoamục đích là khai quyền hiển thật, Tam thừa giáo quy về Nhất Phật thừa. Tu học theo tư tưởng của Kinh Pháp Hoa là hành Bồ Tát đạo, để hướng đến quả vị Phật. " Thời thuyết giáo
cuối cùng, Phật thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một lần nữa chỉ rõ Tây phương cực lạc là cảnh giới chân thật mà chúng sinh cần phải có niềm tin vững chắc thì mới có được lợi ích thiết thực" [36, tr.6]. Phương Pháp tu Tịnh độ được nhiều người chấp nhận và hành trì, nhưng hành giả phải luôn luôn nhớ nhờ có Sự, Lý mới hiển. Trước hết phải tu các Pháp về phần sự cho đến khi thuần thục, không còn thấy có mình và người, không còn thấy có Phật và chúng sinh, chỉ có một Tâm yên lặng chiếu soi, không năng sở, không ta người, không hữu, không vô. Đến chỗ này, Kinh Di Đà gọi là "Được nhất Tâm bất loạn". Kinh Tứ thập nhi chương chép: "Niệm đến chỗ vô niệm, mới là chân niệm".
Trong các Pháp tu Tịnh Độ từ xưa đến nay, Chư vị Tổ Sư Tịnh độ, thường lựa Pháp môn trì danh niệm Phật để hoằng truyền, bởi nó phổ thông, dễ phù hơp với căn cơ chúng sinh, hành giả ở trình độ nào, chỗ nào, nơi nào hay lúc nào, cũng đều có thể tu được. Ở Trung Hoa, các vị Bồ Tát và Tổ Sư đều tán thán, khen ngợi, khuyến khích mọi người tu Pháp môn tịnh độ. Đại sư Thiện Đạo nói: "Tu Pháp môn niệm Phật ngàn người tu không sót một người", Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi dạy: " Trong các Pháp môn của Đức Phật không môn nào qua môn niêm Phật. Niệm Phật là Vua trong các Pháp môn". Tất cả chúng sinh ai cũng có Phật tính, dĩ nhiên ai cũng bình đẳng, ai cũng là Phật sẽ thành nếu biết chí thành niệm Phật. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.
Xuyên suốt các bộ Kinh và luận thuộc Tịnh độ tông, tất cả đều khuyên người hành trì phải có đủ ba đức tính: Tín, Nguyện, và Hành. Như Ngài Ngẫu Ích từng nói: "Được vãng sinh hay không là do Tín Nguyện có hay không; còn phẩm vị vãng sinh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn." Đây là phương châm dẫn người vào Pháp môn Tịnh Độ. Ai ai cũng có thể tu được, dù là kẻ ngu muội chưa từng đọc sách vở hay là bậc thức giả đều có thể nương nơi này mà tu tập. Yếu quyết là nắm chặt danh hiệu Phật không rời bỏ thì được khế hợp với Tâm địa của Đức Phật A Di Đà.
Tuy nhiên, Pháp môn này không chỉ là những phàm phu tu Pháp môn trì danh và đồng thời thực hành Bồ Tát hạnh ngay trong cõi đời này để quy hướng về Tịnh Độ mà ngay cả Ngài Phổ Hiền Bồ Tát cũng dùng mười hạnh nguyện của Ngài mà tu tập và giáo hóa tất cả chúng sinh có duyên với Ngài tu theo mười hạnh nguyện này để được vãng sinh về cảnh giới cực lạc Phật A Di Đà. "Muốn mượn lực Phổ Hiền, tu hạnh Phổ Hiền, chúng ta phải đồng hạnh nguyện với Ngài, vì Phổ Hiền chỉ mong ai có hạnh nguyện giống Ngài là sẵn sàng giúp ngay. Trên thực tế cuộc sống, suy từ tâm niệm của chúng ta, có thể hiểu được điều này. Ví dụ như ai có yêu cầu về học phí, mua sách vở học hoặc làm việc trí tuệ , tôi sẵn lòng giúp vì những việc ấy đồng với hạnh nguyện của tôi. Nên mượn hạnh nguyện Phổ Hiền, ta và Ngài đồng nhau. Từ đó, ta làm ở nhân gian thay cho Phổ Hiền ở Pháp giới. Làm cho Phổ Hiền để nương Ngài đi vào Pháp giới, vì chúng ta thấy Pháp giới quan trọng hơn trần gian. [20, tr.375, 376]. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới và Nhập Bất Tư Nghì, hình ảnh Ngài Thiện Tài Đồng Tử trải thân cầu đạo không có dừng nghỉ. Năm mươi ba lần cầu đạo, Đồng Tử tiếp xúc với rất nhiều hạng người, từ các vị tỳ khiêu, đến các vị trưởng giả, tiên nhân, đồng tử, Cư sĩ, Vua, Ưu Bà Di, bà la môn... rồi cuối cùng Thiện Tài Đồng Tử cầu mong được gặp đức Phổ Hiền, và thực tập mười hạnh nguyện này.
Trên thực tế đời sống hiện đại quá bận rộn, nếu không có sự nhìn nhận giáo lý tường tận thì sự tiếp cận thông tin Phật Pháp một cách máy móc dập khuôn dễ rơi vào hình thức hóa trong biểu hiện tu học. Do đó chúng ta cần nhận thức, Tịnh độ Pháp môn Đại thừa. Tư tưởng Bồ Tát hạnh và Bồ đề Tâm là bản chất giáo lý tịnh độ giúp cải thiện sinh mệnh con người, góp phần lợi ích cho phát triển xã hội ngày càng văn minh và thái bình. Kinh Bát Đại Nhân Giác nói:"Tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc" [40, tr.92]. Đó là nhân cách của người học Phật, vẫn sống giữa cuộc đời, phải đối mặt với cơm ăn áo mặc, bon chen danh lợi, nói chung bị vây quanh bởi tiền tài, danh vọng, sắc dục… mà người con Phật vẫn nỗ lực để luôn giữ mình trong sạch, không bị thói đời chi
phối, vẩn đục. Để làm được điều này, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải "Tự tịnh kỳ ý", tức làm sạch Tâm ý của mình. Một khi Tâm ý đã thanh tịnh thì mình có thể nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian nhưng không bị nhấn chìm trong dòng xoáy dơ bẩn của thế gian.
Việc kiến tạo Tịnh độ bắt nguồn từ Tâm thanh tịnh, nếu Tâm bình thì thế giới bình, Tâm tịnh thì quốc độ tịnh. Nên Kinh nói: "Tùy kỳ Tâm tịnh tắc Phật độ tịnh". Tâm tịnh là Tâm lìa vọng tưởng điên đảo, Tâm không phân biệt chấp thủ, Tâm chính tín Tam bảo, tin sâu vào nhân quả, tin vào khả năng giải thoát giác ngộ và đường hướng Phật đạo của chính mình. Khi chuyển hóa được Tâm thức thì thiện Pháp được tăng trưởng, nhờ vậy mới thành tựu được công đức, hồi hướng về cho chúng sinh. Dùng phương tiện giáo hóa chúng sinh, các tự lợi, lợi tha đều được viên mãn thì công đức cũng viên mãn. Đó chính là cõi Tịnh độ hiện tiền.
Chúng sinh đau khổ vô lượng thì hạnh nguyện của Bồ Tát cũng vô biên, phát nguyện dấn thân vào trong đau khổ để giáo hóa chúng sinh mà không có đòi hỏi một điều kiện nào đặt ra. Bởi vậy Bồ đề Tâm là nền tảng căn bản nhất của hành giả tu Phật, là nền móng để Bồ Tát kiến tạo Tịnh độ. Bồ đề Tâm là hướng thượng, Tâm thượng cầu Phật đạo, Tâm hạ hóa chúng sinh, Tâm giác ngộ giải thoát, Tâm tầm cầu Trí tuệ , Tâm siêu việt nhị nguyên, vì thế Bồ đề Tâm không chấp thủ, Tâm ấy đặt nặng hạnh nguyện vì lợi ích chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh quy hướng Phật đạo, vượt thoát sinh tử. Đó là đơn cử vài đức tính tâm lý của hành giả thực hành hạnh Bồ Tát, kiến tạo Tịnh độ.
Với cái nhìn đúng đắn và niềm tin vững chắc là những điều kiện cần và đủ cho mọi cuộc sống an lành, giải thoát hay nói một cách là cảnh giới Niết Bàn tịnh độ Tây Phương mà chúng ta đang hướng đến. Thế cho nên, để có thể thâm nhập vào cảnh giới của Pháp Hoa, sau khi niềm tin và hành động được đi vào thực tiễn trong suốt chiều dài cuộc sống, không có gì hơn chúng ta phải
Liên Hoa thứ 28. Bởi vì nhân hạnh và quả đức của Phổ Hiền Bồ Tát xứng đáng là những khuông vàng thước ngọc mà người học Phật chúng ta noi theo, nếu muốn "Châu viên quả mãn" đi đến đích giải thoát.
Hình ảnh Bồ Tát Phổ Hiền đã đầy đủ các công hạnh phương tiện để độ chúng sinh. Nên vì lòng Từ bi Ngài đã tùy duyên theo căn cơ để độ chúng sinh mà phương tiện tế độ. Ở đây tiêu biểu là mười công hạnh căn cơ nào cũng có thể thực hành. Đây là tư tưởng Tịnh Độ Tông rõ nét trong Kinh Pháp Hoa qua hình ảnh Phổ Hiền Bồ Tát. Nếu ai muốn thành tựu được Phổ Hiền Hạnh thì nên thực hành mười hạnh nguyện này đó là kính lễ Chư Phật, Xưng tán như lai, quảng tu cúng dường, Sám hối nghiệp chướng; Tùy hỉ công đức; Thỉnh chuyển Pháp luân; Thỉnh Phật trụ thế; Tùy thườnh Phật học; Hằng thuận chúng sinh và Hồi hướng khắp tất cả.
Trong giai đoạn Phật Giáo phát triển như hiện nay, thông tin Phật Pháp được phổ cập, Kinh điển phiên dịch và ấn hành khắp nơi, Giáo Pháp Phật dạy mới bắt đầu thấm nhuần trong tư tưởng quần chúng. Các bài thi kệ Phật Giáo , câu niệm Phật cũng được phổ nhạc. quần chúng cảm thấy gần gũi với tam bảo, dễ dàng đón nhận lời Phật dạy. Nhưng con người lại đang phải sống trong xã hội nhiều lo âu và toan tính. Hoàn cảnh sống cũng như thế có nhiều rắc rối, phiền phức…Nhưng nếu không có những Tâm niệm xấu ác mà luôn luôn hành thiện theo mười hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền thì ở đâu cũng là đạo tràng, ở đâu cũng trở thành Tịnh độ, như trong Kinh Phật nói " Tâm tịnh thì cõi tịnh". Vì vậy, mấu chốt của việc tu tập là luôn tịnh hóa thân Tâm của mình. Vì thế Tu tập theo mười hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát chúng ta phải xây dựng tịnh độ ở cõi nhân gian. Với cái nhìn đúng đắn và niềm tin vững chắc là những điều kiện cần và đủ cho mọi cuộc sống an lành, giải thoát hay nói một cách là cảnh giới Niết Bàn tịnh độ Tây Phương mà chúng ta đang hướng đến. Thế cho nên, để có thể thâm nhập vào cảnh giới của Pháp Hoa, sau khi niềm tin và hành động được đi vào thực tiễn trong suốt chiều dài cuộc sống, con thường thầm nghĩ không có gì hơn chúng ta phải tu học theo phẩm
hạnh Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát trong khi Diệu Pháp Liên Hoa thứ 28. Bởi vì nhân hạnh và quả đức của Phổ Hiền Bồ Tát xứng đáng là những khuông vàng thước ngọc mà người học Phật chúng ta noi theo, nếu muốn đi đến đích giải thoát ngộ.