Thí nghiệm 5. Ảnh hưởng của BA, Kinetin và α-NAA đến hệ số nhân chồi từchồi in vitro
Môi trường nền: MS + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l α-NAA + 30g/l Saccaroza + 6,5g/l agar.
Từ kết quả thí nghiệm 3.4 cho thấy, hệ số nhân từ chồi in vitro cây Lan huệ lai chưa cao, chỉ đạt cao nhất 3,75 chồi/mẫu. Đây chính là khó khăn trong quá trình nhân nhanh in vitro các loài thuộc chi Hippeastrum.
Nhân nhanh bằng phương pháp cắt lát củ đã được rất nhiều nhóm tác giả nghiên cứu cả trong điều kiện in vivo và in vitro. Epharath và cs. (2001)
đã sử dụng 7 phương pháp cắt củ, chia củ mẹ thành 2, 4, 8, 12, 16, 32 và 48 lát cắt, mỗi lát cắt đều mang 1 phần đế củ và giâm vào túi nilon có chứa chất khoáng bón cho cây [19]. Các túi này được đặt trong điều kiện nhiệt độ 230C trong 4 tháng. Kết quả cho thấy, khi cắt củ thành 48 phần thì số lượng chồi thu được là cao nhất 34 chồi/mẫu. Năm 1991, O’Rourke và cs., cắt củ nhỏin vitro tạo ra từ vảy củ đôi trên môi trường tạo củ của loài Hippeastrum hybridum "Apple Blossom” thành 2 hoặc 4 phần và tiếp tục nuôi cấy trong 10 - 12 tuần. Sau 26 – 28 tuần nuôi cấy, hệ số nhân thu được đã tăng lên 100 chồi/mẫu ban đầu. Bằng phương pháp cắt củ này, Slabbert và cs. (1993) cũng
đã thu được 700 - 1000 cây từ 1 củ ban đầu sau 12 tháng [21].
Trong quá trình tạo vật liệu khởi đầu, nhận thấy vảy củ đôi thường có xu hướng tạo củ nhỏđồng thời với tạo chồi, chúng tôi đã sử dụng các củ nhỏ
này cắt thành 4 phần đều nhau theo chiều dọc của củ, mỗi lát cắt đều chứa một phần đế củ và cấy vào môi trường MS + 1,0 mg/l kinetin + 0,25mg/l α- NAA + 30g/l Saccaroza + 6,5g/l agar + BA ở các nồng độ khác nhau. Kết quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của BA, kinetin và α-NAAđến khả năng phát sinh chồi từchồiin vitro
BA (mg/l) Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) Số chồi/mẫu (chồi) Đặc điểm chồi H1 H3 H5 H12 H37 H85 H1 H3 H5 H12 H37 H85 H1 H3 H5 H12 H37 H85 0 100 100 100 100 100 100 1,41 2,11 1,21 1,22 1,09 1,29 + + + + + + 1,0 100 100 100 100 100 100 2,37 2,55 2,23 2,30 2,15 2,07 + ++ + ++ + + 2,0 100 100 100 100 100 100 2,55 2,43 3,21 2,66 2,56 2,12 ++ ++ + ++ + ++ 3,0 100 100 100 100 100 100 2,92 4,32 3,12 3,87 3,21 2,67 ++ +++ ++ + ++ ++ 4,0 100 100 100 100 100 100 4,78 3,82 5,42 4,32 4,23 5,22 +++ ++ +++ ++ ++ +++ 5,0 100 100 100 100 100 100 3,22 2,51 4,12 5,65 5,34 3,09 ++ + ++ +++ +++ ++ LSD 5% 0,17 0,21 0,20 0,17 0,16 0,19 CV (%) 3,5 4,1 3,5 2,9 2,9 4,0
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của BA, kinetin và IBA đến khả năng phát sinh chồi từchồiin vitro
BA
(mg/l)
Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) Số chồi/mẫu (chồi) Chiều cao chồi (cm)
H1 H3 H5 H12 H37 H85 H1 H3 H5 H12 H37 H85 H1 H3 H5 H12 H37 H85 0 100 100 100 100 100 100 1,21 1,42 1,63 1,32 1,38 1,34 + + + + + + 1,0 100 100 100 100 100 100 2,31 2,32 2,78 2,45 2,28 2,21 + ++ + ++ + + 2,0 100 100 100 100 100 100 2,45 3,39 3,19 2,87 2,66 2,26 ++ ++ + ++ + ++ 3,0 100 100 100 100 100 100 3,19 4,10 3,07 3,92 3,09 2,98 ++ +++ ++ + ++ ++ 4,0 100 100 100 100 100 100 4,57 3,84 4,57 4,09 4,01 4,26 +++ ++ +++ ++ ++ +++ 5,0 100 100 100 100 100 100 3,22 2,71 4,12 4,69 4,34 3,49 ++ + ++ +++ +++ ++ LSD 5% 0,16 0,12 0,22 0,21 0,26 0,14 CV (%) 3,3 2,4 3,9 3,7 4,7 2,9
Ghi chú: +++: Tốt (Chồi đẹp, mập, lá màu xanh đậm) ++: Trung bình (Chồi màu xanh, lá xanh nhạt) +: Kém (Chồi yếu, gầy, lá màu xanh nhạt)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Kết quả thí nghiệm (bảng 4.5) sau 4 tuần nuôi cấy cho thấy. Tỉ lệ mẫu phát sinh chồi đạt tối đa 100% do có sự phối hợp phù hợp giữa hai chất điều tiết sinh trưởng BA, kinetin và số lượng chồi thu được khi bổ củ cao hơn rõ ràng, đạt 5,65 và 5,34 chồi/mẫu khi bổ sung 5,0 mg/l BA (H12 & H37); 4,32 chồi/mẫu khi bổ sung 3,0 mg/l BA (H3). Các dòng lai còn lại đều đạt trên 4 chồi/mẫu khi bổ sung 4,0 mg/l BA (Bảng 4.5).
Như vậy, môi trường tốt nhất cho hệ số nhân cao nhất cho củ nhỏ in vitro khi sử dụng kết hợp giữa hai nhóm chất cytokinin (BA, Kinetin) và auxin (α-NAA) trong thí nghiệm trên là:
- H3: MS + 3,0mg/l BA + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l α-NAA
- H1, H5, H85: MS + 4,0mg/l BA + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l α-NAA - H12, H37: MS + 5,0mg/l BA + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l α-NAA
Thí nghiệm 6. Ảnh hưởng của BA, Kinetin và IBA đến hệ số nhân chồi từ chồi in vitro
Môi trường nền: MS + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l IBA + 30g/l Saccaroza + 6,5g/l agar.
Để nâng cao hiệu quả nhân nhanh đối với các dòng lai cây Lan huệ, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của BA (với các nồng độ
khác nhau) phối hợp với 1,0 mg/l kinetin + 0,25mg/l IBA ở thí nghiệm trên. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.6.
Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy, việc sử dụng IBA trong nhân củ bổ cho hiệu quả thấp hơn so với α-NAAở tất cả các dòng lai. Tuy nhiên hiệu quả phát sinh chồi vẫn cao hơn khi chưa bổ củ đạt cao nhất là 4,69 chồi/mẫu (H12) và thấp nhất là 4.10 chồi/mẫu ở giống H3 (Bảng 4.6).
Kết luận: H1, H5, H85: 4,0mg/l BA + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l IBA H3: 3,0mg/l BA + 1,0mg/l Kinetin + 0,25mg/l IBA
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 H5 H3 H1 H37 H12 H85
Hình 4.3. Kết quả nhân nhanh tối ưu từchồiin vitro của 6 dòng lai Hoa Lan huệ (sau 4 tuần nuôi cấy)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43